AHA (Alpha Hydroxy Acids) - thành phần thường có mặt trong mỹ phẩm, có khả năng loại bỏ tế bào chết, làm sáng mịn da và hỗ trợ trị nám, sạm da, mụn, sẹo mụn

aha-va-nhung-cong-dung-huu-ich-voi-lan-da

Một trong những thành phần mà Moon rất hứng thú khi tìm hiểu đó chính là AHA và BHA. Hôm nay Moon sẽ dành 1 bài viết riêng đặc biệt cho AHA, 1 thành phần rất phổ biến trong nhiều sản phẩm dưỡng và đặc trị da với nhiều công dụng hữu ích cho làn da. Chúng ta cùng tìm hiểu 1 chút nhé.

AHA là gì?

AHA là từ viết tắt của Alpha Hydroxy Acids - là 1 nhóm của các acid tự nhiên mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm hằng ngày. Trong nhóm này có thể kể đến Citric Acid (1 loại acid trái cây có thể tìm thấy trong họ cam quýt, cũng là 1 trong những acid thường góp mặt trong mỹ phẩm dưỡng da), Glycoclic Acid (acid có thể thấy trong cây mía), Lactic Acid (có trong sữa chua), Malic Acid (trong quả táo), Tartaric Acid (trong quả nho và nhiều loại acid khác. Tất cả những acid này đều rất được các nhà sản xuất ưa chuộng đưa vào mỹ phẩm, nếu để ý 1 chút bạn có thể thấy phổ biến nhất là 3 acid Citric, Glycolic và Lactic trong chính mỹ phẩm mà mình đang sử dụng nhờ vào khả năng thẩm thấu nhanh và sâu vào da rất tốt.

aha-va-nhung-cong-dung-huu-ich-voi-lan-da

AHAs (Alpha Hydroxy Acids)

Khi nghe đến tên "Acid" nhiều người cho rằng các thành phần này là 1 mối nguy hại cho làn da. Tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn ngược lại nhé. Không chỉ cực kỳ hữu ích, nhóm acid tự nhiên này còn là bí quyết để bạn sở hữu 1 làn da sáng đẹp mịn màng nữa cơ!

Công dụng của AHA

Một trong những công dụng được ứng dụng phổ biến nhất của nhóm AHA là khả năng loại bỏ tế bào da chết. Khi thoa lên da, AHA có thể nhẹ nhàng làm mềm và thanh tẩy đi lớp da sừng trên bề mặt này, đồng thời kích thích sản sinh lớp tế bào mời, cho làn da sáng và khỏe hơn. Da chết được loại bỏ, đồng nghĩa với việc bề mặt da cũng được cải thiện, da dần mịn màng hơn, mềm mại hơn, sáng hơn. Nhờ đó AHA còn được ứng dùng nhằm làm sáng da, làm mờ vùng da thâm sạm, cải thiện da không đều màu, da mắc chứng gia tăng sắc tố, da sạm nám, đặc biệt là nám da trong giai đoạn mang thai (mặt nạ thai kỳ).

aha-va-nhung-cong-dung-huu-ich-voi-lan-da

Hiệu quả sử dụng AHAs để dưỡng ẩm

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, AHA không chỉ dừng lại ở việc mang lại 1 diện mạo tươi tắn, rạng rỡ hơn cho làn da mà còn có thể giúp kích thích sản sinh lượng Collagen và Elastin dưới da, hỗ trợ cải thiện da với nhiều nếp nhăn, chống lão hóa và làm trẻ hóa da.

Những người có làn da nhạy cảm như Moon thường sẽ khó có thể sử dụng sản phẩm chứa AHA dễ dàng. Tuy nhiên không hẳn là hoàn toàn không thể sử dụng đâu nhé. Các nghiên cứu cho thấy ở 1 tỷ lệ AHA thích hợp thì cả người có làn da thường hay da nhạy cảm đều hấp thụ nhanh chóng AHA mà không gây ra bất kỳ kích ứng nào, và tỷ lệ này thường nằm trong khoảng từ 5% - 7%. Tuy nhiên để đảm bảo, các bạn có da nhạy cảm, trước khi sử dụng chính thức nên test kem lên 1 vùng da nhỏ tầm 20 - 45 phút trước khi dùng chính thức nhé.

Muốn trị mụn trên da, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dạng kem hay lotion có chứa AHA với tỷ lệ phù hợp. Muốn điều trị sẹo mụn thường phải kết hợp dạng lotion hay dạng lột (Peel) với AHA. Trong đó, Glycolic Acid được đánh giá là có khả năng cải thiện da mụn tốt nhất. Các liệu trình điều trị chuyên sâu mà các bác sĩ, chuyên gia có thể áp dụng cho bạn là lột tẩy với 20%, 35%, 50% hay 70% Glycolic Acid thay cho việc duy trì liên tục sử dụng Lotion có chứa Glycolic 15% trong 2 tuần. Lần trị liệu đầu tiên kéo dài trong 2 phút với AHA nồng độ thấp, sau 4 - 6 phút sẽ áp dụng liệu trình với AHA nồng độ cao hơn. Những liệu trình này phải áp dụng đến khoảng 6 lần thì da mới cải thiện, sáng và mịn màng.

aha-va-nhung-cong-dung-huu-ich-voi-lan-da

Công dụng tẩy da chết của Glycolic Acid

Nếu bạn không muốn điều trị lột tẩy theo hướng mà các mỹ viện và Spa áp dụng, có thể dưỡng bằng sản phẩm Lotion chứa Glycolic Acid 15%. Tuy nhiên như Moon đã nói ở trên, với nồng độ cao trên 10% phải luôn có sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ nhé. Còn mình chỉ nên dưỡng bằng sản phẩm nồng độ AHA dưới 10% tại nhà, tốt nhất là trong khoảng 5 - 7% như trên.

Hoặc muốn điều trị nám da hiệu quả, các chuyên gia sẽ sử dụng liệu trình thoa lotion có chứa Glycolic Acid 10% đều đặn trong 2 tuần liên tiếp, sau đó áp dụng lột tẩy với Glycolic Acid 50% mỗi tháng, trong 3 tháng liên tiếp để mang lại kết quả tốt nhất cho các trường hợp nám da biểu bì và nám da hỗn hợp.

aha-va-nhung-cong-dung-huu-ich-voi-lan-da

Sử dụng AHAs nồng độ cao cần có sự hướng dẫn của bác sĩ

Với làn da lão hóa do ánh nắng mặt trời, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm có chứa Lactic Acid, Tartaric Acid, Glycolic Acid (8%) hoặc Gluconolactone ở nồng độ 14%, sử dụng đều đặn 2 lần 1 ngày để cho kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, AHA còn có thể được sử dụng theo đường uống (Malic Acid) trong thời gian ngắn hạn với khả năng hấp thụ cao hơn nhưng cũng có thể đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, khó chịu về dạ dày...

Những tác dụng phụ nào bạn có thể gặp phải khi sử dụng sản phẩm có chứa AHA?

Ngoài những công dụng trên, khi sử dụng AHA bạn cũng có thể rơi vào những trường hợp gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn như da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và kích ứng da. Độ nhạy cảm này có thể tăng lên đến 50%, do đó việc sử dụng kết hợp với sản phẩm chống nắng và che chắn kỹ càng trong giai đoạn này là rất cần thiết.

Việc sử dụng AHA và đưa AHA vào trong thành phần mỹ phẩm cũng được FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) quy định rõ ràng là phải luôn giới hạn ở mức dưới 10%. Bên cạnh đó FDA cũng khuyến cáo rằng, khi sử dụng sản phẩm có chứa AHA, dù bản thân sản phẩm có chỉ số chống nắng hay không, bạn cũng nên kết hợp dùng thêm với 1 sản phẩm chống nắng chuyên biệt và tăng cường bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời tối đa nhằm giảm thiểu nguy cơ hư tổn da do ánh nắng gây ra.

AHA ở tỷ lệ trên 10% chỉ sử dụng nhằm điều trị theo hướng lột tẩy tại các thẩm mỹ viện hay Spa trong điều trị nám da lâu năm, nám da ăn sâu...những trường hợp này đều cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu, không được tự ý sử dụng tại nhà bạn nhé.

Riêng phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng có thể sử dụng sản phẩm chứa AHA ở dạng kem với nồng độ dưới 10%, riêng không được sử dụng AHA dưới dạng uống (Malic Acid) trong bất kỳ trường hợp nào vì đến nay vẫn chưa có thử nghiệm nào chứng minh độ an toàn cho bà bầu khi sử dụng AHA theo đường uống.

Hiện tượng kích ứng da chỉ xảy ra với 1 số trường hợp với các biểu hiện như nóng rát, đỏ da và ngứa nhẹ. Tuy nhiên nếu các hiện tượng này có xu hướng kéo dài trong 1 thời gian, bạn nên giảm tần suất sử dụng sản phẩm có chứa AHA lại nhằm tạo thời gian cho da được thích nghi hơn hoặc sử dụng sản phẩm có nồng độ AHA thấp hơn sẽ tốt hơn cho da.

Những tên gọi khác của AHAs: (Nguồn tham khảo: webmd)

Acide 2-hydroxypropionique (Acide Lactique), Acide Alpha-Hydroxyéthanoïque, Acide Citrique, Acide de Pomme, Acide Dihydroxysuccinique (Acide Tartrique), Acide Glycolique, Acide Hydroxyacétique (Acide Glycolique), Acide Hydroxycaprylique, Acide Hydroxypropionique, Acide Hydroxysuccinique, Acide Lactique, Acide Malique, Acides Alpha-Hydroxylés, Acidos Alfa-Hydroxi, AHA, Alpha Hydroxy Acides, Alpha-Hydroxyethanoic Acid, Apple Acid, Citric Acid, Dihydroxysuccinic Acid (Tartaric Acid), Gluconolactone, Glycolic Acid, Hydroxyacetic Acid (Glycolic Acid), Hydroxycaprylic Acid, Hydroxypropionic Acid, Hydroxysuccinic Acid, Lactic Acid, Malic Acid, Mixed Fruit Acid, Monohydroxysuccinic Acid (Malic Acid), 2-hydroxypropionic acid (Lactic Acid).

aha-va-nhung-cong-dung-huu-ich-voi-lan-da

- www.moontruong.com -