Tất cả những loại dầu không có mùi hương có khả năng bổ sung độ ẩm cho da và mang lại lợi ích chống oxy hóa cao đều là những lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Dầu dưỡng, đặc biệt là các loại dầu có chiết xuất từ tự nhiên không phải là xu hướng mới lạ trong ngành công nghiệp mỹ phẩm ngày nay. Những thành phần này rất thường có mặt trong các sản phẩm như kem dưỡng ẩm, serum dưỡng da và thậm chí có trong cả mỹ phẩm trang điểm.
Ngày nay, có rất nhiều thương hiệu cho ra đời các dòng sản phẩm dầu tinh khiết như Argan, Jojoba, Coconut hoặc các sản phẩm hỗn hợp dầu khác nhau và cam đoan mang lại hiệu quả dưỡng da bất ngờ. Liệu những sản phẩm này có thực sự giá trị như lời quảng cáo, và liệu sản phẩm nào mới là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn?
Chúng ta hãy cùng lướt qua những thông tin về công dụng của dầu dưỡng da dưới đây để tìm ra loại dầu thích hợp đưa vào quy trình dưỡng hằng ngày của bạn nhất nhé, nhưng đừng quên rằng không phải loại dầu nào cũng sẽ thích hợp cho tất cả mọi người.
Dầu dưỡng có thực sự dành cho bạn?
Dầu thực vật hay các loại dầu tổng hợp đều có công dụng giúp tăng cường độ ẩm cho da, tuy nhiên dầu dưỡng lại không đủ cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa, chất phục hồi da và các thành phần khác giúp duy trì làn da khỏe mạnh, tươi trẻ, đó là lí do vì sao Moon không khuyên bạn nên thay thế hoàn toàn kem dưỡng ẩm bằng 1 loại dầu dưỡng.
Các loại dầu thực vật đều chứa lượng chất chống oxy
Các loại dầu thực vật đều chứa lượng chất chống oxy và 1 số đó, chẳng hạn như dầu cây rum (safflower) cón chứa 1 số lượng acid béo tốt, tuy nhiên làn da chúng ta lại cần nhiều hơn những gì mà 1 loại dầu hay hỗn hợp của nhiều loại dầu có thể mang lại. Do đó dầu dưỡng thực sự chỉ là 1 lớp dưỡng bổ sung chứ không phải hoàn toàn là 1 thành phần dưỡng nổi bật nhất trong cả 1 quy trình dưỡng da hằng ngày.
Những vấn đề về da như nếp nhăn, mụn trứng cá, da sạm màu, lão hóa do ánh nắng mặt trời...đều là những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều sản phẩm điều trị khác nhau. Làn da là 1 cơ quan khá phức tạp, rất khó để đáp ứng mọi nhu cầu của bạn chỉ với việc sử dụng 1 sản phẩm duy nhất hay 1 thành phần duy nhất (thậm chí cả khi bạn sử dụng sản phẩm chống lão hóa tốt nhất như Retinol hay vitamin C).
Dầu dưỡng nào là tốt nhất?
Tất cả những loại dầu không có mùi hương có khả năng bổ sung độ ẩm cho da và mang lại lợi ích chống oxy hóa cao đều là những lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Mặc dù trên nhiều tạp chí làm đẹp, các blog hay những cuộc thảo luận về kiến thức chăm sóc da, rất nhiều loại dầu đươc "tôn vinh", nhưng theo Moon thực tế rất khó để nói loại dầu nào mới là loại dầu tốt nhất.
Chẳng hạn như, nhiều chuyên gia làm đẹp cho rằng dầu Argan là loại dầu hàng đầu nhờ chứa nhiều acid béo nhưng thực sự dầu Argan khi so sánh với những loại dầu phổ biến khac như dầu bắp, dầu Castor, dầu cây gai. Nhưng dầu Argan lại nghe có vẻ cuốn hút hơn so với cái tên dầu bắp đúng không nào?
Dầu Argan đúng là 1 thành phần tuyệt vời cho làn da, nhưng các tính năng của dầu thường được đẩy đi quá xa kèm với các câu chuyện cho các chiến dịch tiếp thị thông minh từ những người đứng đầu các thương hiệu hay từ những gương mặt đại diện, những người phát ngôn cho dòng sản phẩm này.
Dầu Argan là 1 thành phần tuyệt vời cho làn da
Dù sự lựa chọn của bạn là dầu hạt nho, dầu dừa, jojoba hay dầu hạnh nhân...hay những loại dầu khác, đa phần các loại dầu này sẽ có lợi ích gần như nhau ngoại trừ các đặc điểm về kết cấu và độ nặng sẽ khác nhau.
Dầu càng nhiều chất béo bão hòa như dầu dừa thì dầu càng nặng. Do đó bạn sẽ thấy dầu hạt nho thường nhẹ đáng kể hơn so với dầu dừa vì dầu này chứa hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn rất nhiều.
Nên cạnh đó, lựa chọn dầu dưỡng còn phụ thuộc vào khả năng xử lý của từng loại dầu khác nhau và công nghệ mà từng thương hiệu mang lại, mỗi sản phẩm sẽ có độ thẩm thấu khác nhau, sẽ gây bóng nhờn da hay tạo cảm giác khô thoáng tự nhiên, gây tắc nghẽn lỗ chân lông hay xâm nhập vào da hoàn toàn...Những điều này, bạn chỉ có thể biết được khi trải nghiệm cùng sản phẩm.
Những loại dầu tốt mà Moon có thể gợi ý bạn tham khảo bao gồm: dầu Olive, (olive oil), dầu hạt lanh (flaxseed oil), dầu chiết xuất từ quả mận (prunus domestica seed oil; plum seed oil), dầu canola, dầu Matricaria, dầu hạt cà phê (Coffea arabica (coffee) seed oil), dầu hạt rum (safflower seed oil), Helianthus oil, dầu jojoba, carrot oil, dầu hạt cây lưu ly (borage seed oil), soybean oil, dầu hoa anh thảo (evening primrose oil), cranberry seed oil, dầu hạt nho, dầu quả bơ, dầu cọ (palm), argan oil...
Những loại dầu nên tránh
Nếu bạn đang cân nhắc việc đưa thêm 1 sản phẩm dầu dưỡng vào quy trình dưỡng da hằng ngày của mình, hãy tránh chọn các loại dầu có mùi thơm như khuynh diệp (eucalyptus), dầu oải hương (lavender) và bất cứ loại dầu nào thuộc họ cam quýt (citrus).
Nhiều loại dầu thuộc họ cam quýt có thể gây hại cho da khi tiếp xúc với ánh nắng
Những loại dầu có hương thơm thường không có lợi ích như các loại dầu không mùi và những loại dầu này cũng thường chứa các hợp chất gây kích ứng da đáng kể.
Chẳng hạn như nhiều loại dầu thuộc họ cam quýt có thể gây hại cho da khi tiếp xúc với ánh nắng và tia cực tím (bạn có thể thấy màu sắc của dầu thay đổi).
1 lượng lớn các sản phẩm dầu dưỡng ngày nay có chứa dầu có hương và dầu không mùi hương. Do đó bạn chỉ cần cẩn thận 1 chút là đã có thể chọn được sản phẩm lý tưởng nhé.
Những loại dầu bạn nên hạn chế sử dụng bao gồm: Thymus vulgaris oil, tinh dầu hoa hồng, amyris oil, dầu gỗ đàn hương (sandalwood oil), sausurrea oil, dầu quýt (tangerine oil), dầu bưởi (grapefruit), dầu lá nguyệt quế (bay leaf oil), dầu bạch đàn (eucalyptus oil), dầu hương thảo (rosemary oil), tinh dầu quả chanh...
Cách tốt nhất để sử dụng dầu dưỡng
Nếu bạn có làn da khô, hãy trộn 1 chút dầu thực vật không mùi hương vào thẳng kem dưỡng ẩm không chứa SPF hoặc sản phẩm huyết thanh cảu mình để tăng cường khả năng dưỡng ẩm và cải thiện quy trình dưỡng da hằng ngày của mình.
Bạn cũng có thể dùng 1 vài giọt trực tiếp lên da (sau khi rửa mặt, dùng nước hoa hồng hay sau khi tẩy da chết), và theo sau đó là dùng kem dưỡng ẩm hoặc huyết thanh (serum).
Không có 1 cách cụ thể duy nhất nào về việc dùng dầu dưỡng cho da và dầu cũng có thể kết hợp với bất kỳ sản phẩm huyết thanh, sản phẩm điều trị, AHA/BHA hay bất cứ sản phẩm nào khác. Tuy nhiên bạn không nên trộn dầu dưỡng với sản phẩm dưỡng ẩm ban ngày vì như vậy có thể làm loãng khả năng chống nắng của kem chống nắng.
Kết luận
Sử dụng dầu dưỡng là 1 cách tuyệt vời để giúp bạn bổ subng độ ẩm nếu bạn cảm thấy da mình đang trong tình trạng khô, bong tróc và kem dưỡng ẩm thông thường không giúp cải thiện làn da đáng kể. Tuy nhiên bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi dùng nếu mong muốn quá nhiều vào dầu dưỡng chẳng hạn như cải thiện nếp nhăn trên da hay tình trạng lỗ chân lông tắc nghẽn. Đặc biệt với da dầu, việc sử dụng dầu có thể khiến da bóng nhờn hơn là khả năng mang lại lợi ích dưỡng da.