Mặc dù kẽm không phải là giải pháp hoàn hảo để chữa trị mụn nhưng thực tế cho thấy những trường hợp bị mụn thường liên quan đến tinh trạng thiếu hụt kẽm trong cơ thể và tình trạng mụn được cải thiện khi kẽm bắt đầu được bổ sung thích hợp.
Mặc dù kẽm không phải là giải pháp hoàn hảo để chữa trị mụn nhưng thực tế cho thấy những trường hợp bị mụn thường liên quan đến tinh trạng thiếu hụt kẽm trong cơ thể và tình trạng mụn được cải thiện khi kẽm bắt đầu được bổ sung thích hợp.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết rằng, kẽm là 1 loại khoáng chất khá cần thiết trong tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là đối với làn da cũng như vai trò cơ bản trong việc biểu hiện gen, tăng trưởng tế bào và tái tạo tế bào da.
Trong thực tế, dùng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm hay dùng các loại thực phẩm giàu kẽm là 1 trong những cách đơn giản để cải thiện làn da, nuôi dưỡng da đẹp. Và đây cũng có thể là giải pháp làm đẹp hiệu quả mà bạn chưa từng nghĩ đến. Hãy cùng Moon xem thử kẽm quan trọng đến dường nào, vì sao chúng ta cần bổ sung kẽm, nhất là đối với da mụn nhé!
Bạn có đang bị thiếu kẽm?
Kiểm tra ngay để biết liệu bạn có đang gặp phải dấu hiệu nào dưới đây hay không:
- Những đốm trắng trên móng tay
- Da khô
- Thường xuyên bị cảm lạnh
- Rụng tóc
- Bệnh tiêu chảy
- Mụn
Theo những thông tin Moon tìm được, tổ chức Y tế Thế Giới nhận định rằng có đến 31.7% dân số thế giới đang trong trạng thái thiếu hụt kẽm và con số này rơi vào khoảng hơn 2 tỷ người.
Khoảng 24% người bị mụn bị thiếu hụt kẽm
Các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cũng so nồng độ kẽm ở bệnh nhân có mụn trứng cá và người không có mụn trứng cá. Nghiên cứu của họ có khoảng 56 người có làn da mịn màng và 94 bệnh nhân bị mụn (nhẹ, vừa và nặng).
Như vậy, nồng độ kẽm càng thấp, tình trạng mụn càng cao. Mô hình này cũng xảy ra tương tự với vitamin E nhưng không ảnh hưởng đến vitamin A.
Hằng ngày bạn có sử dụng nhiều ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt, loại đậu? Nếu có, bạn càng có thể đối mặt với nguy cơ tăng gấp đôi việc thiếu kẽm trong cơ thể bởi vì đây đều là những thực phẩm có chứa phytates - thành phần có liên quan đến các khoáng chất bao gồm cả kẽm, chính thành phần này có thể ngăn cơ thể hấp thụ kẽm.
Những người ăn chay càng có nguy cơ cao bị thiếu hụt kẽm vì kẽm vì kẽm trong thực phẩm như rau củ càng khó hấp thụ gấp 4 lần so với kẽm trong thịt cá.
Làm thế nào để biết bạn đang thiếu hụt kẽm?
Có 1 phương pháp gọi là xét nghiệm máu, tuy nhiên 1 số chuyên gia cho rằng phương pháp này không đáng tin cậy bởi vì kẽm thường không tìm thấy nhiều trong máu mà chủ yếu là bên trong các tế bào. Vậy đâu là cách giúp bạn nhận biết mình đang thiếu hụt kẽm?
Hãy nhìn vào chế độ ăn uống hằng ngày, nếu bạn thường xuyên ăn chay, ít ăn thịt, thường xuyên dùng ngũ cốc và hạt, đậu trong hầu hết bữa ăn, chắc chắn bạn đang thiếu hụt kẽm.
Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu Moon đã nêu trên, bạn cũng có thể đang thiếu hụt kẽm.
Nếu bạn đang bổ sung kẽm nhưng mụn vẫn không thuyên giảm trong vài tuần, điều đó có nghĩa là bạn không bị thiếu hụt kẽm? Nhận định này có thể hoàn toàn không chính xác vì với 1 số người may mắn, khi bị mụn, chỉ cần bổ sung kẽm là da lại mịn màng ngay tức thì, tuy nhiên 1 số khác lại không có dấu hiệu cải thiện vì ngoài việc bổ sung kẽm, các yếu tố khác như chế độ ăn uống và lối sống cũng là những nhân tố tác động đặc biệt lên cơ chế sinh mụn trên da.
Móng tay có đốm trắng là 1 trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu kẽm
Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm này, khi cảm thấy bổ sung kẽm không tác dụng, đừng vội bỏ cuộc, hãy kiên trì và tham khảo thêm những đề xuất trị mụn khác, bao gồm cả thay đổi chế độ ăn uống và tạo dựng thói quen sinh hoạt khoa học hơn.
Và nếu thậm chí kẽm không giúp gì được cho mụn của bạn cũng hãy hiểu rằng kẽm rất quan trọng trong việc ổn định hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của insulin, insulin hoạt động tốt, làn da càng rạng rỡ.
Vì sao kẽm quan trọng với da mụn?
Cơ chế giảm mụn chính xác của kẽm vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, chỉ biết rằng, kẽm có thể thúc đẩy mang đến cho bạn làn da khỏe mạnh bằng cách làm tăng lượng vitamin A cho làn da đồng thời điều chỉnh cân bằng nội tiết trong cơ thể.
Ngoài ra 1 nghiên cứu gần đây cũng cho biết rằng kẽm tạo điều kiện cho tế bào chết hình thành, là 1 phần tự nhiên của quá trình thay mới làn da. Nếu quá trình này diễn ra chậm trễ, nhất là trong các trường hợp cơ thể thiếu kẽm, các tế bào da sẽ dính lại với nhau thay vì bong tróc, làm bưng bít lỗ chân lông - 1 trong những nguyên nhân gây mụn.
Người ăn chay thường rất dễ bị thiếu kẽm
Kẽm cũng được cho là có thể giúp diệt khuẩn gây mụn trứng cá. Vi khuẩn gần như không phát triển được sức đề kháng với kẽm vì kẽm hoạt động ngay cả với những người có vi khuẩn kháng kháng sinh trên da.
Kẽm cũng giúp làm giảm độ viêm da do vi khuẩn gây ra. Khi vi khuẩn xâm nhập vào 1 lỗ chân lông, kẽm có thể ngăn chặn chúng gây kích ứng nặng ở khu vực này - 1 trong những nguyên nhân mụn thường hay nổi đỏ và gây đau đớn.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, da bị mụn phản ứng mạnh hơn với vi khuẩn so với da bình thường. Kẽm lúc này có thể làm dịu phản ứng viêm và giảm hiệu ứng của vi khuẩn trên da.
Kẽm làm giảm hoạt tính của keratinocyte. Keratinocytes là những tế bào sản xuất keratin - 1 loại protein giúp liên kết các tế bào da với nhau. Quá nhiều keratin ngăn cản tế bào tách rời nhau, dẫn đến lỗ chân lông bít tắc như Moon có đề cập ở trên. Bằng cách bổ sung kẽm có thể giúp giảm lượng keratin, lỗ chân lông mở hơn, thông thoáng hơn.
Các loại hạt cũng có thể giúp bổ sung kẽm cho cơ thể
Kẽm còn giúp ngăn chặn DHT, giảm tác dụng kích thích tố có trên da. Giảm lượng DHT được chứng minh có thể làm giảm lượng dầu bài tiết. Tuy nhiên kẽm lại không phải là 1 thành phần có thể ngăn chặn DHT mạnh mẽ.
Kẽm cũng là thành phần dưỡng chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm viêm bã nhờn - 1 trong những nguyên nhân gây mụn.
Hình thức bổ sung kẽm nào là tốt nhất cho da mụn?
Đó chính là Zinc Picolinate. Các nghiên cứu gợi ý rằng Zinc Picolinate là hình thức có thể được hấp thụ dễ dàng hoàn toàn vào cơ thể hơn các hình thức khác như Zinc Gluconate và Zinc Citrate. Trong đó Zinc Citrate có hiệu quả thấp nhất.
Có 1 vài nghiên cứu mà Moon tìm được thì việc điều trị mụn với Zinc Gluconate cho kết quả cũng rất khả quan. Sau hơn 3 tháng sử dụng, tổng số mụn giảm khoảng 49.8% và tỷ lệ thành công (giảm hơn 2/3 mụn viêm) là 31.2%.
Các báo cáo từ các trường hợp điều trị mụn bằng kẽm cũng xác nhận điều này. Đây là do cơ thể có thể tạo thành Zinc Picolinate tự nhiên từ kẽm có trong thực phẩm, kết hợp với kẽm trong ruột, Picolinic Acid tiết ra bởi tuyến tụy.
Nếu bạn không thể tìm thấy Zinc Picolinate trong thực phẩm hằng ngày, có thể tham khảo các sản phẩm chức năng có chứa thành phần này. Zinc Monomethionine cũng là 1 gợi ý tuyệt vời khác dành cho bạn.
1 nghiên cứu khác năm 2010 cho thấy mụn giảm 80% khi sử dụng Zinc Methionine.
Do đó dù có thể kẽm không thực sự giúp đánh bật hoàn toàn mụn trên da nhưng đây vẫn là giải pháp hiệu quả chắc chắn nên thử khi cần điều trị mụn.
Bổ sung bao nhiêu kẽm cho da mụn là đủ?
Tránh bổ sung nhiều hơn 50mg kẽm mỗi ngày
Bạn có thể sẽ cần bổ sung khoảng 15-30mg kẽm mỗi ngày, do đó lượng bổ sung này sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn rất nhiều.
Liều lượng tối đa cụ thể của lượng kẽm cần bổ sung nhằm điều trị mụn trứng cá vẫn chưa được công bố, tuy nhiên 1 số nghiên cứu cho thấy kết quả tốt nhất khi bổ sung khoảng 30mg kẽm/ngày.
Khi xem bảng thành phần bạn có thể thấy các sản phẩm chức năng có thể cung cấp nhiều hơn lượng này nhưng lượng hấp thụ lại sẽ là 1 con số nhỏ hơn. Chẳng hạn như thực phẩm chức năng có thể chứa 200mg Zinc Gluconate nhưng điều này không có nghĩa là tất cả 200mg này sẽ được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể. Do đó đừng quá lo lắng nếu thấy thông tin hàm lượng kẽm trên bao bì quá cao nhé.
Tránh bổ sung nhiều hơn 50mg kẽm mỗi ngày. Liều cao hơn có thể gây ra hiện tượng chuột rút dạ dày và kích thích ruột.
Kem trị mụn chứa kẽm có hiệu quả như bổ sung bằng đường uống?
Kem trị mụn chứa kẽm thường ít mang lại hiệu quả cao hơn
Các nghiên cứu cho thấy các sản phẩm kem trị mụn có chứa kẽm thường không mang lại kết quả tích cực như hứa hạn. Các sản phẩm chứa kẽm sulfat khi được so sánh với kem giả dược cho thấy không có sự khác biệt trong kết quả.
1 số nghiên cứu khi thử cho thêm kẽm vào các loại kem kháng sinh cũng không cho thấy sự cải thiện nào.
Do đó nếu cần bổ sung kẽm để điều trị mụn, phương pháp bổ sung theo đường uống vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Tránh để cơ thể thiếu đồng
Kẽm và đồng thường hoạt động cùng nhau trong cơ thể. Do đó nếu bạn đã bổ sung đủ kẽm, đừng quên cugn cấp 1 ít đồng thông qua chế độ ăn uống hằng ngày, chỉ 1 lượng nhỏ vừa đủ, không quá nhiều nhé.
Đồng và kẽm có thể tìm thấy trong các loại thịt và hải sản
Đồng và kẽm có thể tìm thấy trong các loại thịt và hải sản, vì vậy nếu có thể hãy tăng cường sử dụng những thực phẩm này thường xuyên. Socola đen và hầu hết các loại hạt thường chứa rất nhiều đồng nhưng lại tương đối ít kẽm, do đó ăn 1 ít loại thực phẩm này cũng tốt nhưng đừng dùng quá nhiều..
Nếu bạn không muốn dùng phẩm chứa đồng mà vẫn muốn bổ sung kẽm, hãy sử dụng những loại thực phẩm chức năng vừa có công dụng bổ sung cả kẽm và đồng, như thế sẽ tiện hơn rất nhiều.
Có 1 vài trường hợp may mắn khác khi da có thể dễ dàng hết mụn dù không sử dụng thực phẩm chức năng mà chỉ thông qua việc chọn thực phẩm dinh dưỡng hằng ngày, biết tránh các thực phẩm gây mụn, vẫn có thể giúp bạn sở hữu lại lần nữa làn da mịn màng.
- Tăng lượng thực phẩm chứa kẽm để giúp cải thiện mụn trứng cá nếu bạn đang thiếu
- Cơ thể có thể thiếu kẽm nếu bạn không dùng nhiều thịt đỏ, hải sản, hoặc không dùng nhiều các loại đậu và ngũ cốc.
- Nguồn bổ sung kẽm tốt nhất chính là thực phẩm nhưng thực phẩm chức năng lại đảm bảo cung cấp lượng kẽm cao hơn nếu bạn không thể ăn được các loại thực phẩm nhiều kẽm.
- Không sử dụng các sản phẩm chức năng bổ sung kẽm khi bụng đói. Sử dụng cùng với bữa ăn để tránh cảm giác buồn nôn bạn nhé.
- Kẽm có thể giúp ích cho công cuộc giảm cân cũng như cải thiện mụn trên da, nhưng chỉ sử dụng kẽm thì không hẳn là sẽ giúp bạn điều trị tận gốc nguyên nhân gây mụn.
Do đó để trị mụn hiệu quả hơn, đừng quên thay đổi thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt của bản thân để ngăn ngừa tối đa các yếu tố gây mụn.
Ngoài ra, theo Moon được biết, vitamin D cũng là 1 trong 3 thành phần có thể giúp giảm mụn trên da