5 lưu ý cần biết nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm chứa Hydroquinone để điều trị nám da thành công, hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho làn da.
Như Moon từng nhắc ở rất nhiều bài viết về điều trị nám da, Hydroquinone vốn được xem là 1 chất vàng trong lĩnh vực này, nghĩa là nhắc đến nám, người ta không nghì gì khác đầu tiên ngoài Hydroquinone. Mặc dù ngày nay, đã và đang có rất nhiều hợp chất khác được nghiên cứu nhằm thay thế vị trí này của Hydroquinone với độ an toàn cao hơn cho người dùng, tuy nhiên việc sử dụng Hydroquinone đến ngày nay vẫn còn tiếp tục và được ưa chuộng bởi các bác sĩ da liễu. Riêng 1 vài nước hiện nay đang cấm sử dụng Hydroquinone, 1 vài nước khác cho phép sử dụng nhưng ở mức có thể quản lý và kiểm soát. Tuy nhiên nếu bạn thực sự có nhu cầu dùng sản phẩm này, hãy đọc qua bài viết này của Moon để nắm 1 vài nguyên tắc cơ bản nhằm đạt hiệu quả dưỡng da cao mà vẫn đảm bảo an toàn cho làn da của mình nhé!
5 vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Hydroquinone trong điều trị sạm nám da
1. Hydroquinone nên được sử dụng trong chu kỳ 4 tháng, xen kẽ với Kojic Acid, Azelic Acid, Arbutin và chất làm sáng da khác (đặc biệt nếu bạn có làn da sẫm màu)
Hydroquinone được sử dụng trong điều trị nám da vì có khả năng ức chế enzyme tyrosinase - 1 yếu tố quan trọng trong việc gia tăng sắc tố melanin trên da. Miễn là bạn cứ tiếp tục sử dụng Hydroquinone, bạn sẽ có thể ức chế được tyrosinase, từ đó kiểm soát quá trình sản xuất sắc tố da.
Tuy nhiên không may là, khi bạn ngưng sử dụng Hydroquinone, tyrosinase không còn bị ức chế. Tuy chậm nhưng chắc chắc màu sắc tự nhiên trước đó của da sẽ trở lại, nám da lại tái phát nếu bạn chăm sóc và bảo vệ da không đúng cách.
Nhưng nếu bạn nghĩ rằng cứ tiếp tục sử dụng Hydroquinone liên tục thì hãy suy nghĩ thật kỹ. Ở những bệnh nhân có màu da tối hơn, sử dụng Hydroquinone trong thời gian quá dài có thể gây ra hiện tượng Ochronosis, 1 dạng đổi màu da vĩnh viễn, da có thể sạm đen vĩnh viễn hoặc mất sắc tố khiến da xuất hiện những vùng da trắng loang lổ.
Ochronosis là 1 dạng bệnh đổi màu da vĩnh viễn, xuất hiện do sự chuyển đổi của phenylalanine hoặc Tyrosine trong cơ thể
Đa phần hiện tượng này chỉ được ghi nhận ở những bệnh nhân có màu da tối.
Do đó để an toàn cho người dùng, hầu hết các bác sĩ da liễu đều khuyên sử dụng Hydroquinone chỉ giới hạn trong chu kỳ 4 tháng, xen kẽ vào những tháng còn lại là các chất có khả năng ức chế Tyrosinase nhẹ hơn, chẳng hạn như Azelic Acid, Kojic Acid và Arbutin.
2. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa benzoyl peroxide khi đang sử dụng sản phẩm có chứa Hydroquinone
Sử dụng Hydroquinone với bất kỳ sản phẩm nào có chứa peroxide như hyfrogen peroxide hoặc benzoyl peroxide có thể gây ra hiện tượng da bị sam màu tạm thời. Hiện tượng này có thể được loại bỏ bằng xà phòng và nước nhưng tốt nhất vẫn là nên tránh sử dụng những thành phần này cùng lúc, nhất là khi đang điều trị mụn trứng cá và chăm sóc da bằng Benzoyl peroxide trong khi điều trị sạm nám, đốm nâu bằng Hydroquinone.
3. Không sử dụng bất cứ sản phẩm nào có chứa Resorcinol trong khi đang sử dụng sản phẩm có chứa Hydroquinone
Bạn có nhớ Moon vừa đề cập đến hiện tượng da mất sắc tố vĩnh viễn (ochronosis) ở trên? Thường thì ochronosis chỉ xuất hiện ở những người có làn da sẫm màu nhưng hiện tượng này cũng sẽ xảy ra nếu bạn kết hợp sử dụng resorcinol cùng hydroquinone. Hàng trăm trường hợp mắc phải chứng ochronosis được ghi nhận là áp dụng phương pháp điều trị kết hợp resorcinol và hydroquinone ở Nam Phi những năm trước 1984. (Theo Journal of Dermatological Treatment)
4. Không sử dụng Hydroquinone bất cứ khu vực da nào gần mắt
Mặc dù nhiều người cho rằng Hydroquinone có thể gây ung thư, tuy nhiên phần này Moon sẽ đề cập cụ thể bên dưới, 1 trong những ảnh hưởng sức khỏe con người nghiệm trong nhất khi dùng Hydroquinone thực chất lại là ảnh hưởng đến sắc tố của mắt và tổn thương giác mạc vĩnh viễn. (Theo Journal of the European Academy of Dermatology and Venearology). Mặc dù hiện tượng này chỉ xảy ra khi Hydroquinone tiếp xúc trực tiếp với mắt nhưng đây vẫn là 1 yếu tố nguy cơ cần biết để phòng ngừa. Vì vậy bạn cũng nên hạn chế sử dụng kem có chứa Hydroquinone những vùng gần mắt để phòng tránh và bảo vệ mắt tốt hơn nhé.
5. Hydroquinone không có mối liên hệ trực tiếp đến ung thư ở người - chỉ xuất hiện ở chuột
1 số thông tin cho rằng việc sử dụng Hydroquinone nếu lạm dụng có thể gây ung thư da. Tin đồn này xuất phát từ 1 nghiên cứu thử nghiệm trên chuột có tiếp xúc với Hydroquinone đã cho thấy có sự phát triển khối u gan. Tuy nhiên những kết quả của báo cáo này theo Moon biết trong 1 thời gian dài đã gây ra hiểu lầm và cũng đã được các chuyên gia da liễu giải thích kỹ càng trong 1 đánh giá khác được thực hiện năm 2006 trên tạp chí the Journal of the American Academy of Dermatology.
Các sản phẩm thoa ngoài có chứa Hydroquinone ở nồng độ tiêu chuẩn không gây ra ung thư da
Thay vì có hại cho da, Hydroquinone sẽ làm tăng số lượng khối u gan lành tính (không phải ung thư), giảm tỷ trọng của các khối u gan ung thư ở chuột, do đó cho thấy rằng Hydroquinone có thể biểu hiện tác dụng bảo vệ.
Đối với các nghiên cứu khác kết hợp khối u thận ở chuột và việc sử dụng Hydroquinone cũng lập luận rằng những kết quả này không liên quan đến con người. Chẳng hạn như tiến sĩ David J. Goldberg, 1 giáo sư khoa da liễu lâm sàng tại trường Mount Sinai School of Medicine cũng cho biết rằng "hơn 100 bài báo khoa học xác nhận Hydroquinone là 1 chuyên đề an toàn sử dụng cho người, chưa có nghiên cứu độc lập chứng minh điều ngược lại".
Nếu bạn cho rằng Hydroquinone bị cấm ở châu Âu nên đó là 1 thành phần độc hại thì thực tế Hydroquinone vẫn được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác, và tỷ lệ ung thư ở các nước châu Á cũng thấp hơn so với các nước châu Âu. Tất nhiên Moon không có ý nói rằng Hydroquinone có công dung ngăn ngừa ung thư nhưng Hydroquinone cũng không phải là 1 tác nhân gây ung thư hoặc ung thư sẽ phổ biến ở các nước châu Á hơn so với các nước EU được quản lý thận trọng trong việc dùng Hydroquinone.