Stress được đánh giá là 1 trong những nguyên nhân gây ra mụn và khiến cho tình trạng mụn ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Đây có thật sự là một nhận định đúng?

ban-co-biet-stress-cung-lam-phat-sinh-mun-nang-ne

Không biết Moon từng đề cập đến vấn đề này trong bài viết nào trước đây chưa. Nhưng Moon có 1 người bạn làm kiểm toán viên. Công việc kiểm toán thường phải làm việc khá trễ, đôi khi stress và làm đến sáng, mệt mỏi, thiếu ngủ, căng thẳng, đặc biệt là vào các thời điểm vào mùa kiểm kê. Bạn Moon để ý rằng, những lúc này, da thường dễ xuất hiện nhiều mụn hơn hết. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh điều tương tự rằng, stress cũng chính là 1 trong những lý do gây mụn. Do đó, nếu bạn rơi vào tình trạng mụn kéo dài, dù đã tăng cường làm sạch da, chăm sóc kỹ càng nhưng mụn ở những thời điểm nào đó bỗng tăng sinh đáng kể, hãy thử rà soát xem mình có đang bị mụn do tress hay không nha.

Bạn có biết, stress cũng làm phát sinh mụn nặng nề?

Năm 2003, một nghiên cứu của Đại học Stanford được công bố trên tạp chí Archives of Dermatology cho thấy rằng sinh viên đại học bị mụn trứng cá trong các kỳ thi, khoảng thời gian mà sinh viên thường rơi vào trạng thái căng thẳng hơn so với thời gian không kiểm tra. Mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá tương quan cao với sự gia tăng căng thẳng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không biết chính xác stress làm trầm trọng thêm mụn hay không. Thông thường, bã nhờn là chất dầu kết hợp với các tế bào da chết, vi khuẩn làm tắc nghẽn các nang lông, dẫn đến mụn trứng cá hoặc mụn viêm. Khi một người rời vào tình trạng stress, điều này có nghĩa rằng dầu sẽ được sản xuất nhiều hơn, từ đó làm tắc nghẽn các nang lông và khiến mụn trứng cá dễ xuất hiện hơn. 

Trong một nghiên cứu năm 2007 ở học sinh trung học Singapore, các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Y khoa Wake Forest cũng phát hiện ra rằng tình trạng mụn trứng cá xấu đi trong thời gian thi, so với thời kỳ căng thẳng thấp, chẳng hạn như nghỉ hè. Nghiên cứu này sau đó cũng được công bố trên tạp chí y khoa Thụy Điển Acta Derm Venereol.

Trong quan sát thực tế, bạn sẽ nhận ra rằng, khi một số người lo lắng hoặc buồn bã, họ có nhiều khả năng làm trầm trọng thêm các nhược điểm trên da của mình, không chỉ riêng với mụn trứng cá, mà kể cả sạm nám.  

Thông tin Moon tìm được, bác sĩ da liễu Many Weschler trên tạp chí Shape từng cho rằng, da có hệ thống nội tiết riêng của mình, có thể giải phóng lượng Cortisol (1 hormone stress) và endorphins tạo cảm giác dễ chịu (hay còn gọi là hormone hạnh phúc) phù hợp.

Tuy nhiên khi nồng độ Cortisol tăng lên, khả năng chữa lành bệnh của da cũng chậm lại, Collagen bị phá vỡ nhanh hơn và da cũng dễ viêm hơn. Do đó, làn da trông xỉn màu, mỏng đi, dễ dàng xuất hiện nếp nhăn và thiếu sức sống.

ban-co-biet-stress-cung-lam-phat-sinh-mun-nang-ne

Quá nhiều Cortisol cũng làm sản sinh gốc tự do, da mất nước cũng được cho là có liên quan đến tâm lý căng thẳng ở phụ nữ vì Cortisol khiến độ ẩm thoát ra từ da cao dẫn đến da khô quá mức.

Đó là lí do vì sao bạn có thể thấy những người thức khuya, căng thẳng trong công việc, những bạn trẻ trong giai đoạn thi cử hay trong kỳ kinh nguyệt thường rất dễ phát sinh mụn.

Do đó, bên cạnh việc điều trị mụn, thay đổi chế độ ăn uống với nhiều nước, rau xanh, trái cây, đừng quên nghỉ ngơi và thư giãn trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên đây cũng chỉ là 1 trong những bước nên làm trong quá trình điều trị mụn, do đó đừng quá mong đợi chỉ bằng việc giảm stress bạn đã có thể giảm mụn trên da.

Đối với nhiều người, mụn trứng cá là một vấn đề mãn tính không thể biến mất sau vài tuần. Nó thường là một vấn đề dài hạn đòi hỏi phải điều trị mụn trứng cá, có thể bao gồm benzoyl peroxide, retinoid, kháng sinh, điều trị nội tiết tố, và trong các trường hợp khó khăn hơn, isotretinoin là 1 gợi ý.

ban-co-biet-stress-cung-lam-phat-sinh-mun-nang-ne