Các nghiên cứu cho thấy cả aloe vera và Chamomile đều có thể giúp làm lành vết thương, làm dịu mát da hiệu quả.
Nếu bạn thích chăm sóc da với nguyên liệu tự nhiên thì đừng bỏ qua lô hội (Aloe Vera) - 1 thành phần cũng được các nhà sản xuất mỹ phẩm vô cùng ưu ái.
Nhưng nếu đã yêu thích thành phần tự nhiên như vậy thì cũng đừng bỏ sót cái tên Cúc La Mã (chamomile) nhé, nếu bạn có thể biết rằng hoa cúc cũng là 1 chiết xuất được đưa vào sử dụng trong rất nhiều sản phẩm dưỡng da, makeup và có thể giúp sử dụng để điều trị chứng rối loạn da hiệu quả.
Cả 2 thành phần này có thể sử dụng lâu dài ngay cả ở dạng uống và khoa học hiện đại ngày nay đã bắt đầu chú ý hơn đến cả Aloe Vera và Chamomile nhờ những công dụng vô cùng hữu ích từ 2 thành phần lý tưởng này.
1 vài nghiên cứu lâm sàng về lô hội và hoa cúc cũng dần xuất hiện nhiều hơn, tuy nhiên nếu không phải là thành phần trong mỹ phẩm mà tự mua nguyên liệu về sử dụng tại nhà, FDA khuyên rằng bạn vẫn nên thật thận trọng và hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.
Alove Vera trong chăm sóc da
Aloe Vera thực chất là 1 loại cây bản địa của châu Phi nhưng ngày nay ngay cả tại Việt Nam mình, bạn vẫn có thể tự trồng lô hội 1 cách dễ dàng.
Trong ngành mỹ phẩm, lô hội đã được sử dụng như 1 thành phần chống nắng và giúp làm mềm, làm dịu mát da hiệu quả. Gel từ lá của lô hội vốn cũng được sử dụng thoa ngoài da hàng nghìn năm qua và giúp điều trị 1 vài bệnh da liễu đơn giản. Nếu bạn có thể tự trồng lô hội tại nhà, hãy thử dùng phần thịt lô hội để làm nước mát giải nhiệt, làm sữa chua hay lấy gel/thịt làm mask dưỡng da những ngày hè oi bức như thế này xem sao nhé.
Các nghiên cứu lâm sáng cho thấy lô hội cũng là thành phần rất hữu ích trong việc sữa chữa tế bào da, làm lành vết thương. Bạn có thể tìm thấy 1 nghiên cứu của S. J. Hosseinimehr được xuất bản trong sách Acta Dermatovenerologica Croatica vào năm 2010 về khả năng này của lô hội.
Khi so sánh với một loại kem đặc biệt khác, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng những vết bỏng trên chuột thí nghiệm sẽ nhanh chóng lành hơi với kem có chứa lô hội.
1 nghiên cứu khác của JF Fowler đăng trên tạp chí "Journal of Drugs in Dermatology" vào tháng 6/2010 cũng cho thấy bệnh viêm da dị ứng hay eczema cũng được điều trị hiệu quả với lô hội, cho thấy khả năng chống viêm hiệu quả không kém của thành phần này.
Chiết xuất hoa cúc trong dưỡng da
2 chiết xuất hoa cúc nếu bạn muốn dễ dàng tìm thấy trong các sản phẩm dưỡng da đó chính là Matricaria chamomilla hay German chamomile, và Anthemis nobilis. Những loại hoa cúc này cũng được sử dụng trong trà để mang lại cho người dùng sự bình tĩnh và 1 giấc ngủ ngon, giảm cảm giác buồn nôn, đau ốm hay tiêu chảy.
Giống như lô hội, hoa cúc cũng được sử dụng điều trị các trường hợp viêm bỏng da hay trên các vết thương.
1 vài cuốn sách điển hình như "The Encyclopedia of Natural Medicine" - "bách khoa toàn thư về y học tự nhiên" cho rằng trong hoa cúc có chứa Flavonoid và các loại tinh dầu có khả năng hoạt động chống viêm, chống dị ứng đáng kể. Cuốn sách này cũng tuyên bố rằng hoa cúc được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để điều trị bệnh vẩy nến.
Matricaria chamomilla hay German chamomile cũng được đề cập đến trong tạp chí "Journal of Veterinary Science" tháng 03/2010, các con chuột mắc bệnh viêm da dị ứng khi được cho dùng dầu hoa cúc của Pháp hay dầu jojoba. Sau 4 tuần, chuột ở nhóm được điều trị bằng dầu hoa cúc có làn da ít bị xước hơn và mức histamine thấp đáng kể hơn so với nhóm còn lại. German chamomile không chỉ có tác dụng cục bộ mà còn ảnh hưởng đến tính chất hóa học của máu.
Chamomile cũng giúp cải thiện về ngoài của da đáng kể. Chắc hẳn mọi người con nhớ tiến sĩ L.Bauman, bà cũng từng có nghiên cứu và bài viết nhận định rằng hoa cúc có thể giúp cải thiện kết cấu và tính đàn hồi của da, cũng như giảm dấu hiệu hư tổn và sạm da bề mặt. Khả năng chống oxy hóa, làm mềm da và chống viêm cũng là những lợi ích mà bạn có thể thu được khi đưa vào sử dụng chiết xuất hoa cúc trong mỹ phẩm.
1 số trường hợp vẫn bị dị ứng và được ghi nhận khi sử dụng Chamomile. Nếu bạn từng bị dị ứng với hoa cúc hay lô hội thì cũng nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm có chứa 2 thành phần này. Nếu bạn bị phát ban hay bất kỳ phản ứng nào khác, hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ. Luôn luôn nói chuyện và để bác sĩ da liễu tư vấn trước khi bắt đầu sử dụng 1 trong 2 thành phần này trên da.