Chì trong mỹ phẩm độc hại nhưng theo FDA, dưới 1 mức nhất định, chì trong mỹ phẩm vẫn có thể chấp nhận được và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Với phần lớn bạn chị em phụ nữ, đặc biệt những người thích sử dụng son môi, chắc chắn ai cũng từng 1 lần quan tâm đến sự có mặt của chì troong son hay trong mỹ phẩm nói chúng.
Chúng ta đều biết chì khá độc hại nếu cơ thể tiếp xúc, nhưng thực tế chì trong mỹ phẩm gây hại như thế nào và ảnh hưởng ra sao, liệu bạn có thể tiếp xúc với 1 lượng chì nhỏ trong mỹ phẩm hay phải hoàn toàn cự tuyệt với những sản phẩm có sự góp mặt của chì? Trả lời được những câu hỏi này cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về chì trong mỹ phẩm và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mỹ phẩm cho mình. Hãy cùng xem nhé!
Chì trong son và mỹ phẩm độc hại như thế nào?
Tại Mỹ, việc kiểm tra xác định hàm lượng chì trong mỹ phẩm là 1 trong những nhiệm vụ của FDA (Food and Drug Administration - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
Nhưng chì vốn đã xuất hiện trong môi trường tự nhiên, do đó cũng hoàn toàn có thể xuất hiện trong mỹ phẩm như 1 dạng tạp chết khó có thể tránh được. Khi đó, FDA sẽ tiến hành thu thập dữ liệu không phải để loại bỏ hẳn tất cả mỹ phẩm nhiễm chì này ra thị trường mà chỉ để loại bỏ các sản phẩm có hàm lượng chì ở mức không an toàn.
Cũng vào cuối năm ngoái 12/2016, FDA cũng đã tiến hành ban hành dự thảo về chì trong mỹ phẩm đơn cử như son môi, dầu gội đầu, kem dưỡng thể, phấn mắt, má hồng hay các loại phấn phủ...
Các chiến dịch và báo cáo của FDA khi phân tích 685 thương hiệu son môi tại thị trường Hoa Kỳ cho thấy 99% các thương hiệu được khảo sát chứa ít hơn 10ppm chì, nghĩa là các nhà sản xuất đã hạn chế hàm lượng chì ở mức thấp hơn 10ppm nếu họ thực sự cẩn thận hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu và áp dụng 1 quy trình sản xuất hiện đại.
Hàm lượng chì dưới 10ppm có gây hại cho sức khỏe người dùng hay không?
Người dùng tiếp xúc với chì trong son môi chủ yếu là do nuốt phải son chẳng hạn như khi liếm môi... do đó, FDA cũng thực hiện phương pháp tiếp cận tương tự đối với các sản phẩm son môi giống như khi ước lượng chì trong thực phẩm. Và với 10ppm từ son chỉ có 1 lượng rất rất nhỏ không thể đo được trong các bài kiểm tra máu thường lệ.
Chì thông qua mỹ phẩm hấp thụ qua cũng ở 1 lượng khá thấp. Điều này có nghĩa là việc bạn tiếp xúc với chì từ 1 sản phẩm trang điểm mắt, hay kem dưỡng toàn thân thậm chí còn thấp hơn so với tiếp xúc với chì trong son môi hay sản phẩm khác dùng cho môi và cũng hoàn toàn không thể đo lường được trong máu.
Dựa trên những kết quả này, FDA tin rằng 10ppm chì trong mỹ phẩm môi hay mỹ phẩm thoa ngoài hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.
Tuy nhiên không phải sản phẩm mỹ phẩm nào cũng chứa hàm lượng chì dưới 10ppm đâu nhé, đó là lí do vì sao vẫn có những thương hiệu mỹ phẩm có khả năng gây ảnh hưởng khá cao đến cơ thể người dùng.
Vì vậy tại Mỹ, trước khi sản xuất, FDA yêu cầu phụ gia tạo màu phải được chấp thuận trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Khi 1 chất phụ gia tạo màu được xét duyệt, chất này sẽ được xem xét các thông tin như sử dụng như thế nào, lượng mà người tiêu dùng có thể tiếp xúc, có an toàn cho mục đích sử dụng đã công bố hay không... và quy định của FDA thường giới hạn chì dạng tạp chất trong phụ gia màu không được quá 10-20ppm. Ở lượng nhỏ này, chì sẽ không gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Làm thế nào để biết mỹ phẩm của bạn chứa bao nhiêu hàm lượng chì? Với son môi, hãy thử tra bảng danh sách theo link dưới đây của Moon. Với mỹ phẩm khác, hãy thử tìm thêm thông tin về số liệu được công bố trên các website nhé.