pH của da có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ, từ tỷ lệ thành phần dưỡng da được hấp thụ cho đến mức độ xâm nhập vào da... điển hình như vitamin C hay L-ascorbic acid.
Thỉnh thoảng, nếu bạn cảm thấy quy trình chăm sóc da của mình chẳng thể mang lại dù 1 chút hiệu quả nhỏ nào, thì trước hết hãy khoan đổ lỗi cho các sản phẩm dưỡng da chống lão hóa của mình hay do thành phần, do nhân viên bán hàng.... Thay vào đó, hãy xem xét thực tế rằng, môi trường tế bào da của bạn, cụ thể hơn là độ pH của da, nơi mà tại đó các tế bào da đang cư trú có thể là 1 trong những nguyên nhân khiến việc dưỡng da chẳng mấy hiệu quả.
Chúng ta từng nhắc đến vai trò của pH trong dưỡng da ở rất nhiều bài viết trước đây. Chắc hẳn các bạn vẫn chưa quên rằng, pH của da có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ, từ tỷ lệ thành phần dưỡng da được hấp thụ cho đến mức độ xâm nhập vào da... điển hình như vitamin C hay L-ascorbic acid.
Các yếu tố khác như ánh nắng, tia UV, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cũng có thể gây ảnh hưởng đến độ pH của da, khiến da khô, bong tróc, viêm hoặc eczema.
Nếu bạn muốn biết về cách mà pH ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chăm sóc da của mình, hãy cùng Moon tham khảo tiếp phần sau đây nhé!
Cách nhận biết độ pH da của bạn đang bất ổn
Trước hết, nếu bạn nhận thấy làn da của mình đang thay đổi, đồng nghĩa với việc độ pH của da cũng sẽ thay đổi. Chẳng hạn, nếu bạn nói rằng làn da của mình đang chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, nghĩa là thời tiết đang làm thay đổi độ pH của da.
Điều tốt nhất bạn có thể làm lúc này cho da là duy trì độ pH acid tự nhiên của da
Độ pH thông thường của da thường trong giới hạn 4.5 - 6.5, có nghĩa là hơi mang tính acid. Tính acid này của da thường được gọi là lớp vỏ acid, được duy trì bởi tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và hệ sinh vật thông thường khác trên da. Lớp vỏ acid này cũng cung cấp acid lactic, các loại dầu hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi yếu tố môi trường (vi khuẩn, chất gây ô nhiễm) - 1 trong những nguyên nhân góp phần gây kích ứng da hay lão hóa da sớm.
Sự thành công hay thất bại của sản phẩm chăm sóc da phụ thuộc khá nhiều vào sự toàn vẹn của lớp vỏ acid của da, và chắc chắn trong đó có ảnh hưởng của độ pH.
Lớp vỏ acid của da thực hiện nhiều chức năng cho da, trong đó như Moon đã nói ở trên là có thể giúp tăng cường diệt khuẩn không mong muốn. Lớp vỏ này còn giúp phát hiện rằng những người bị mụn trứng cá mãn tính có độ pH của da thường cao hơn so với nồng độ thông thường, và từ đó việc đưa nồng độ này xuống thấp hơn thông qua sản phẩm dưỡng da có tính acid nhẹ sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát mụn trứng cá. Màng acid bị rối loạn cũng có thể không cho phép sản phẩm dưỡng hấp thụ vào da được tốt.
Do đó bạn nên áp dụng các giải pháp làm sao để trung lập pH trên da càng tốt nhằm giảm đi các tác dụng phụ tiêu cực khi pH ở mức quá kiềm hay quá acid.
Làm thế nào để xác định được độ pH của da?
Các lớp vỏ acid thường được xem như 1 hình thức bảo hộ cho da hiệu quả, nhưng nếu độ pH ớ mức quá kiềm hay quá acid, lớp vỏ này sẽ bị xáo trộn, từ đó gây ra các hiện tượng như viêm da, eczema, rosacea...
1 sản phẩm chăm sóc da có thể giúp cân bằng được độ pH nhưng bạn nên kiểm tra độ pH thực tế của sản phẩm trước khi sử dụng bằng 1 bộ dụng cụ kiểm tra độ pH tại nhà hoặc bằng giấy quỳ... Xét nghiệm nước bọt sẽ cho biết chính xác mức độ pH tổng thể của cơ thể.
Làm gì nếu độ pH của da đang bị xáo trộn?
Nếu độ pH của da có tình kiềm hoặc trung tính (trên 6.5): các lớp sừng (lớp ngoài cùng của da) sẽ bị phá vỡ, làm tổn hại đến chức năng rào cản của da, khiến da trở nên khô hơn và giảm khả năng kháng khuẩn.
1 nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng 1 sản phẩm tẩy rửa chứa kiềm như xà phòng thường xuyên, có thể gây ra những thiệt hại khá lớn cho da dù chỉ sau 1 lần sử dụng, lâu dần sẽ tích lũy làm da tổn thương nặng hơn khi sử dụng lặp đi lặp lại.
Độ kiềm hay trung tính cũng khiến làn da mất đi lượng dầu và chất béo cần thiết khiến da cảm thấy căng hơn sau khi rửa mặt.
Để đảo ngược hiện tượng này, hãy xem xét 1 sản phẩm tẩy rửa với Salicylic Acid 10%, 15% hoặc serum chứa L-ascorbic acid cao hơn để chăm sóc da hằng ngày.
Nếu độ pH dưới 4.5 nghĩa là độ pH của da có tính acid, cũng có thể khiến các thành phần dưỡng da gây khó chịu cho những người có làn da nhạy cảm. Hơn nữa, các thành phần như Zinc Oxide và Titanium Dioixe - thành phần thường có trong kem chống nắng vật lý thường có 1 mức pH gọi là cửa sổ pH, tại điểm đó thành phần chống nắng sẽ phát huy được tối đa hiệu quả của mình.
Theo 1 chuyên gia Konstantinos Lahanas, nếu độ pH của Zinc Oxide và Titanium Dioxide quá thấp hay có tính acid, các oxit sẽ thực sự hòa tan, từ đó việc dùng kem chống nắng có thể không mang lại tác dụng gì. Vì vậy, giảm độ pH của kem chống nắng vật lý không phải là 1 ý hay. Đó là lí do vì sao bạn hiếm khi thấy kem chống nắng có nồng độ acid cao như 10% glycolic acid hay salicylic acid.
Để đảo ngược hiện tượng này, hãy xem xét thêm 1 sản phẩm pH cao hơn 1 chút với quy trình chăm sóc da của bạn, chẳng hạn như 1 loại kem dưỡng ẩm không chứa acid.
Thành phần dưỡng da ảnh hưởng đến độ pH của da như thế nào?
Hãy thử xem xét thành phần chiết xuất cam quýt như citric acid, 1 trong các AHAs, thường được sử dụng để loại bỏ tế bào da chết, có khả năng làm bong tróc da, giúp da trông tươi trẻ trở lại, giảm hư tổn bởi tác động bởi ánh nắng mặt trời và cải thiện làn da lão hóa.
Chiết xuất cam quýt có độ pH trong khoảng 2-3, khá lệch so với độ chuẩn 4.5 - 6.5. Do đó nếu sử dụng thường xuyên thành phần này (không bị vô hiệu hóa bởi bất kỳ thành phần nào khác) có khả năng làm tăng khả năng gây kích ứng da, khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, làm tăng sắc tố da.
1 điểm cần lưu ý khi sử dụng chiết xuất cam quýt (citrus extract) hoặc bất kỳ thành phần nào khác mà bạn cho là có vấn đề, đó là lượng nước trong thành phần. Có phải khi bạn thoa nước lên da sẽ cảm thấy nước nhanh chóng khô đi? Những chiết xuất trái cây này chứa 80% là nước hoặc hơn và không chứa thành phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông, do đó khi bạn thử dùng nước cốt chanh thoa lên da, để trong không khí, da sẽ có cảm giác càng khô hơn, thậm chí ngay cả khi nước chanh đã bốc hơi.
Những ảnh hưởng này có thể chỉ xuất hiện sau 48 - 72 giờ. Do đó khi bạn có thể trung hòa độ pH của da trở lại mức 4.5 - 6.5, bạn nên chắc chắc bạn thực hiện các bước thật chuẩn. Đừng nghĩ rằng bạn có thể trung hòa pH từ 7.0 xuống nhanh chóng chỉ trong 1 ngày chỉ bằng việc sử dụng 1 giải pháp AHAs 30% nhé.
Các yếu tố khác đóng vai trò như thế nào trong độ pH dưỡng da?
1. Thời gian bạn để sản phẩm lưu lại trên da. Nhìn chung, sản phẩm dưỡng lưu lại lâu hơn sẽ chuyển thành có tính acid.
2. Nồng độ: 1 chút acid là tốt cho da nhưng nồng độ acid quá mạnh có thể khiến sản phẩm trở thành yếu tố lột tẩy. Do đó bạn nên cẩn thận khi sử dụng sản phẩm nhé.
3. Các thành phần khác trong công thức: các thành phần acid, chẳng hạn như L-ascorbic acid, Glycolic acid và Lactic acid, thường hiệu quả hơn ở nồng độ pH thấp. Việc hạ thấp độ pH càng giúp loại bỏ tế bào chết dễ dàng và làm tăng khả năng thâm nhập của các thành phần khác.
4. Các thành phần hóa học tự nhiên như Moon có nhắc đến ở trên điển hình như Zinc Oxide và Titanium Dioxide có thể sẽ không hiệu quả ở nồng độ pH thấp. Do đó bạn cần 1 sản phẩm có độ pH trung tính để sản phẩm hoạt động hiệu quả hơn và ngăn chặn hiện tượng thành phần hòa tan trong dung dịch.
Cũng có 1 vài nghiên cứu cho rằng tìm thấy độ pH có tính acid hơn ở người da trắng và có tính kiềm nhẹ ở làn da người Ấn Độ.
Nói chung, khi tuổi tác càng tăng cao, pH của da càng trở nên có tính acid, và do đó dễ bị vi khuẩn phát triển tấn công. Nồng độ acid giảm này sẽ khiến việc diệt khuẩn ít hơn trước, da dễ bị nhiễm trùng...1 hiện tượng rất hay gặp ở người lớn tuổi. Da suy yếu, kết quả là bắt đầu nhiều vấn đề về da khác tăng cao khi tuổi tác tăng theo.
Vì vậy, 1 ý tưởng tuyệt vời nhất là kiểm tra độ pH của da đều đặn thường xuyên. Nếu độ pH trên mức 4.5 - 6.5, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng sản phẩm có độ pH có tính acid nhẹ.
Mặt khác, nếu độ pH dưới 4.5 - 6.5, chắc chắn rằng bạn sử dụng sản phẩm có độ pH khoảng 7.0. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng và hy vọng những sản phẩm này có thể giúp đảo ngược mọi vấn đề của da, độ pH chỉ qua 1 đêm nhé!