Liệu quần áo chống nắng có thực sự giúp bạn bảo vệ làn da tốt hơn khỏi tác động gây hại từ ánh nắng mặt trời và tia cực tím?
Chống nắng bảo vệ da là 1 trong những thói quen mà Moon khuyên bạn tuyệt đối không nên bỏ đi, không chỉ nên thực hiện hằng ngày mà còn phải nên duy trì đều đặn. Chống nắng có nhiều hình thức, từ việc sử dụng kem chống nắng cho đến nón mũ, kiếng mát và quần áo.
Áp dụng những phương pháp này có thể không giúp bạn bảo vệ da tuyệt đối 100% khỏi tia cực tím và ánh nắng mặt trời nhưng vẫn có thể giúp bảo vệ da tối đa, ngăn ngừa khả năng sạm màu hay hư tổn da. Với nhu cầu chống nắng ngày càng tăng cao này, trên thị trường nhiều năm qua bắt đầu xuất hiện 1 loại quần áo bảo vệ khác được cho là có khả năng chống tia UV cao với giá khá cao. Liệu có nên đầu tư thêm vào phương pháp hỗ trợ này và liệu giải pháp này có thực sự hiệu quả như những thông tin được đưa ra? Mình cùng xem nhé!
Có thật quần áo chống tia UV?
Khả năng chống nắng của những loại quần áo này được mô tả như thế nào? Nếu mức chống nắng của sản phẩm kem được thể hiện bằng chỉ số SPF thì với quần áo chỉ số này được gọi là UPF (Ultraviolet protection factor) - là chỉ số thể hiện lượng nhỏ tia UV có thể tiếp xúc đến da.
Chỉ số UPF và khả năng chống nắng của quần áo
Chỉ số UPF này càng cao, khả năng chống nắng và tia UV càng tốt. Theo Moon được biết, so với SPF chỉ thể hiện chỉ số chống tia UVB, chỉ số UPF lại thể hiện được cả khả năng chống UVA và UVB cho da. Chỉ số UPF lý tưởng hiện nay dao động từ khoảng 15 (tốt) cho đến 50 (cực tốt).
Chất vải
Mặc dù chúng ta vẫn luôn mặc quần áo trên người, che chắn phần lớn diện tích da cơ thể. Tuy nhiên nếu ánh nắng mặt trời và tia UV vẫn xuyên qua thì quần áo thực ra cũng chẳng mấy hiệu quả trong việc bảo vệ da.
Vải được làm từ các loại sợi nhỏ đan hoặc dệt kim với nhau. Dưới kính hiển vi, bạn có thể thấy rất nhiều khoảng trống giữa các sợi, đó chính là không gian mà tia UV có thể xuyên qua trực tiếp để chạm đến da.
Khả năng chống nắng của các kết cấu vải khác nhau
Các sợi nếu được đan hoặc dệt chặt, khít với nhau, các lỗ trống này sẽ nhỏ hơn và tia cực tím ít có thể thông qua.
Twill thường được sử dụng để làm nên chất vải denim hay tweeds - là 1 ví dụ về loại vải dệt chặt. Những loại vải dệt thưa sẽ ít bảo vệ da tốt bằng.
Denim và jeans là chất vải có thể bảo vệ da tốt
Vải cũng có thể làm từ nhiều loại sợi, bao gồm sợi bông, len và nylon. Hầu hết các sợi tự nhiên này có thể hấp thụ một số bức xạ tia cực tím. Một số có độ đàn hồi giúp các sợi thắt chặt với nhau, làm giảm khoảng các giữa các khoảng trống, chẳng hạn như sợi tổng hơp polyester, lycra, nylon và acrylic bảo vệ da tốt hơn sợi bông và bông tổng hợp. Những sợi như rayon lại phản chiếu tia UV lại tốt hơn, vải lanh lại hấp thụ tia UV tốt hơn.
Vải lụa (linen) và vải rayon
Bên cạnh đó đừng quên xem xét trọng lượng vải và mật độ của vải. Chất vải lụa sáng bóng sẽ bảo vệ da kém hơn so với vải denim.
Màu sắc
Màu sắc cũng đóng vai trò khá quan trọng và ảnh hưởng đến khả năng chống nắng bảo vệ da. Hầu hết quần áo thường được nhuộm với màu sắc hấp dẫn hoặc các màu sắc có chức năng khác nhau.
Nhiều màu thuốc nhuộm có thể giúp hấp thụ tia cực tím, giảm khả năng tác động của tia UV. Màu sắc tối hơn có xu hướng hấp thụ tia cực tím cao hơn những màu sáng, đặc tính này cũng xảy ra tương tự với người có da trắng và dùng phấn tone sáng.
Những màu sắc tươi tắn khác như màu đỏ cũng có thể hấp thụ đáng kể tia UV. 1 chiếc áo màu vàng tươi cũng giúp bảo vệ da tốt hơn 1 màu vàng nhạt. Nhưng ngay cả 1 loại vải màu nhạt vẫn có thể bảo vệ da tốt nếu được dệt khít, chất vải nhẹ...1 số loại vải sắc trắng cũng chứa các hợp chất hóa học mạnh giúp hấp thu UVR (Ultraviolet Radiation), đặc biệt là UVA cao.
Chỉ số UPF
Mặc dù việc xem xét chất liệu vải, màu sắc, trọng lượng và kỹ thuật dệt có thể giúp bạn cân nhắc liệu có nhiều hay ít lượng tia nắng mặt trời và tia UV xuyên qua vải nhưng sẽ rất khó khăn để xác định được khả năng chống nắng cho da.
Soi vải trước ánh sáng có thể giúp bạn trông thấy có khoảng bao nhiêu ánh sáng đi qua, nhưng đây lại không phải là một ý hay, bởi vì mắt thường chúng ta chỉ nhìn thấy ánh nắng bình thường nhưng lại không thể nhìn thấy tia UV.
Một giải pháp chống nắng lúc này được đưa ra đó chính là chọn các sản phẩm quần áo được kiểm định chỉ số UPF.
Chỉ số UPF trên quần áo, nón mũ
UPF là 1 khái niệm được chuẩn hóa tại Úc vào năm 1996, là viết tắt của cụm từ yếu tố bảo vệ tia cực tím, giúp xác định khả năng chống nắng, ngăn chặn tia UV bảo vệ da. Nhãn UPF này có nghĩa là vải đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và người tiêu dùng có thể tự tin về độ bảo vệ da được niêm yết.
Chỉ số này dựa vào chất liệu vải, trọng lượng, màu sắc và cấu trúc vải, lượng tia UV có thể xuyên qua vải.
Ví dụ, một chiếc áo sơ mi với chỉ số UPF50 nghĩa là chỉ có khoảng 1/50 lượng bức xạ tia cực tím mặt trời có thể tiếp xúc với da (tương đương 2%), nói cách khác những loại quần áo này có thể giúp ngăn chặn khoảng 98% tia UV tác động lên da. Chỉ số này sẽ hoàn toàn khác biệt với việc mặt 1 chiếc áo thun mỏng, khi đó UPF chỉ vào khoảng 5, nghĩa là 1/5 lượng tia cực tím mặt trời sẽ xuyên qua lớp vải này và nhiều hơn khi thời tiết ẩm ướt.
Khả năng chống nắng của áo thun thông thường và quần áo có chỉ số UPF
Trong các nghiên cứu tại Úc, các loại vải như Lycra/Elastane là những chất vải có chỉ số UPF 50 hoặc chỉ số cao nhất, tiếp theo đó là Nylon và Polyester.
Ngày nay, các hệ thống để thử nghiệm và xác định chỉ số UPF được sử dụng tương tự nhau trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, tổ chức ASTM quốc tế (American Society for Testing and Materials - Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm) thường sử dụng bảng UPF đánh giá tiêu chuẩn.
Khả năng chống nắng của các loại vải
Tuy nhiên có nhất thiết phải chọn mua 1 sản phẩm quần áo có đính nhãn UPF hay không? Hoàn toàn không. Một số mặt hàng quần áo chẳng hạn như vải Jeans và Corduroys là 1 trong những chất vải chống nắng tốt nhất dù có nhãn hay không có nhãn UPF.
Hãy chống nắng theo cách của bạn
Như 1 phương pháp thay thế, người tiêu dùng như chúng mình cũng có thể tự cải thiện chỉ số UPF của quần áo bằng cách giặt chúng, theo tác này vừa giúp quần áo trông nhẹ nhàng hơn vừa giúp khép nhỏ lỗ trống giữa các sợi vải, ngăn ngừa tia UV xuyên qua dễ dàng
Một số thử nghiệm còn chứng minh cho thấy bạn có thể giặt và làm khô quần áo trong những dung dịch có khả năng làm tăng UPF như thuốc nhuộm lọc UV hay các phụ gia khác. Tuy nhiên tự làm tại nhà vẫn không giúp cải thiện quả nhiều hay nâng cao chỉ số UPF hoàn hảo như các sản phẩm quần áo được sản xuất theo chuẩn từ trước bạn nhé!
Dưới đây là 1 số lời khuyên quan trọng khi chọn mua quần áo, bạn cùng tham khảo nhé:
- Mua quần áo phù hợp với mục đích sử dụng. Bạn không cần chọn mua 1 chiếc áo sơ mi công sở rườm rà khi đi biển, nhưng 1 chiếc áo tay dài bằng vải lanh vừa mát mẻ lại giúp chống nắng sẽ là 1 sự lựa chọn thông minh.
- Nếu bạn tìm mua những loại quần áo có độ đàn hồi cao như legging, hãy đảm bảo bạn chọn mua đúng kích cỡ, quần áo quá khổ sẽ làm giảm khả năng chống nắng (UPF).
- Hãy tìm các sản phẩm quần áo có UPF tối thiểu 30 để giúp bảo vệ da hiệu quả hơn.
- Chọn quần áo chống nắng có thể che phủ vùng da rộng. Thay vì 1 bộ bikini nhỏ, hãy tham khảo những mẫu đồ bơi với thiết kế dài tay khác. Những bộ quần áo này có thể làm bằng chất vải rất nhẹ, đàn hồi như spandex. Những chiếc áo thiết kế dạng thể theo cũng có độ che tốt hơn cho phần người phía trên. Bạn cũng có thể chọn sử dụng những chiếc váy đi biển hay dạng khăn quấn để che chắn cho đôi chân ngay khi rời khỏi nước.
- Giặt những bộ quần áo chống nắng làm từ cotton hay cotton tổng hợp tối thiểu 2 hay 3 lần. Điều này có thể giúp nâng cao chỉ số UPF nhờ vào việc làm co lại các khoảng trống giữa các sợi vải.
- Hãy chọn mũ rộng vành (với đường kính ít nhất là 3") để tạo bóng mát rộng cho khuôn mặt, cổ và tai.
- Khi ra ngoài, hãy tìm những khu vực râm mát như mái hiên hay bóng cây, hạn chế tối đa thời gian để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Đừng quên rằng ánh nắng và tia cực tím có thể xuyên qua mặt nước, tuyết, thủy tinh và tác động lên da 2 lần cũng như làm tăng cường độ tiếp xúc, gây sạm da.
- Sử dụng kính lọc tia UV và kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 15 khi dùng hằng ngày và tối thiểu 30 nếu tắm nắng. Thoa kem chống nắng cho mọi khu vực da trên cơ thể, kể cả những nơi quần áo đã che chắn.
Đừng cho rằng quần áo chống nắng thường nhàm chán, ngày nay bạn có thể chọn lựa được rất nhiều kiểu dáng, màu sắc tươi sáng, thời trang và phong cách vui nhộn nữa nhé. Và khi được lựa chọn cũng như sử dụng đúng cách, những bộ quần áo trông bình thường này lại trở thành công cụ giúp bảo vệ làn da của bạn tốt hơn.