Glycine Soja (Soybean) Sterols được các chuyên gia đều khuyên rằng, nên được đưa vào sử dụng như thành phần tự nhiên hoạt động trong các sản phẩm chống oxy hóa và làm trắng da.
Cách đây không lâu Moon từng đề cập đến đậu nành trong các bài viết về nám da. Có thông tin cho rằng sử dụng càng nhiều đậu nành theo đường uống càng dễ dàng làm tăng nguy cơ về sạm nám da, nhưng để hiểu rõ vì sao, hãy thử đọc lại thông tin Moon cung cấp lại ở cuối bài nhé. Riêng về chiết xuất đậu nành trong dưỡng da mà hôm nay Moon nhắc đến Glycine Soja (Soybean) Sterols - lại là 1 thành phần khá hữu ích trong chăm sóc và nuôi dưỡng da, đặc biệt cũng góp phần đáng kể trong cải thiện da sạm nám, sậm màu. Cơ chế như thế nào, mình thử lướt qua để đi sâu hơn vào chi tiết.
Glycine Soja (Soybean) Sterols
Thành phần Sterol thường sẽ có nguồn gốc từ đậu nành Glycine soja (soy). Sterol này mặc dù có nguồn gốc Alcohol nhưng khi dùng trên da thì hầu như không làm khô da, bù lại bạn sẽ ngạc nhiên vì nó có thể mang đến công dụng bôi trơn và làm cho kết cấu da trở nên mềm mại hơn.
Theo các nghiên cứu và thông tin mà Moon tìm được thì Glycine Soja (Soybean) Sterols chứa 1 lượng acid amin thiết yếu đáng kể cũng như là nguồn cung cấp protein, khoáng chất, chất béo trung tính, chất chống oxy hóa, vitamin dồi dào, đặc biệt là vitamin E. Do đó sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bạn thấy trong các sản phẩm dầu tắm và xà phòng của mình có sự góp mặt của Glycine Soja (Soybean) Sterols, nhờ đó làn da sẽ mềm mại tự nhiên, được dưỡng ẩm và săn chắc hơn.
Để khám phá nhiều hơn về các chức năng hữu ích khác của protein đậu nành, các nghiên cứu cũng lần lượt được các chuyên gia thực hiện. Thông qua đó, các chuyên gia đều khuyên rằng, Glycine Soja (Soybean) Sterols nên được đưa vào sử dụng như thành phần tự nhiên hoạt động trong các sản phẩm chống oxy hóa và làm trắng da. Vì sao?
Các nghiên cứu cho thấy, Glycine Soja (Soybean) Sterols có tác dụng có thể gây ra các hiệu ứng ức chế đối với các enzyme gây hắc tố bao gồm tyrosinase, protein liên quan đến tyrosinase 1 (TRP-1), protein liên quan đến tyrosinase (TRP-2) trong tế bào u ác tính B16BL6.
Kết quả cho thấy việc điều trị da bằng protein đậu nành có thể giúp ức chế sự phát triển của sắc tố.
Nếu bạn cũng tìm thấy thành phần này trong sản phẩm dưỡng da và điều trị tại nhà của mình, thì có thể hiểu hơn về công dụng và chức năng của Glycine Soja (Soybean) Sterols trong sản phẩm mà mình đang sử dụng rồi đấy.
1 thông tin Moon đọc được rằng, để cải thiện sắc tố, bạn chỉ cần bôi hai lần mỗi ngày sữa đậu nành chưa được tiệt trùng lên da, sau 12 tuần sẽ thấy kết quả khả quan. Moon chưa thử nhưng nếu có niềm tin, bạn hãy thử xem sao, dù sao đây cũng là 1 phương pháp tự nhiên an toàn, lành tính và chắc chắn không chứa hóa chất, hiệu quả hay không cũng đều đảm bảo độ an toàn cho da. Riêng da nhạy cảm thì đừng quên test thử lên 1 vùng da nhỏ trước nhé, vì ngay cả thành phần tự nhiên đôi khi cũng không phù hợp với làn da nhạy cảm.
Đậu nành
Sau khi Moon nghiên cứu rất nhiều về vấn đề mất cân bằng estrogen, Moon nhận ra 1 yếu tố đáng lo ngại nhất đó chính là tác động của đậu nành lên nồng độ hormone.
Đậu nành là 1 loại thức uống khá phổ biến và được ưa chuộng, nhất là đối với phái nữ. Tuy nhiên đậu nành có thể làm thay đổi mức độ hormone theo 2 cách:
Dùng đậu nành quá mức cũng có thể làm tăng cao lượng estrogen
1. Đậu nành hấp thụ canxi, magie, đồng, sắt, kẽm trong ruột. Các khoáng chất này lại rất cần thiết giúp đảm bảo nồng độ hormone ổn định và cơ thể khỏe mạnh.
2. Đậu nành có hàm lượng phytoestrogen cao. Đây là hóa chất được sản xuất bởi thực vật và có hoạt động tương tự như estrogen trong cơ thể người.
Do đó sẽ rất sai lầm nếu cho rằng dùng 1 lượng lớn đậu nành là an toàn và tốt cho cơ thể vì người châu Á chúng ta sử dụng đậu nành như 1 thức ăn thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên đây chỉ là cách mà các nhà sản xuất muốn bạn tin vào. Gạo mới là thực phẩm thiết yếu chứ không phải đậu nành.
Ở châu Á, đậu nành còn được sử dụng như 1 gia vị chủ yếu trong bữa ăn (nước tương).
Một số sản phẩm đậu nành khác cũng phổ biến ở Nhật và Đông Nam Á đó chính là miso và tempeh (bánh đậu tương lên men). Đây là 2 hình thức sản phẩm lên men khác nhau của đậu nành nhưng lại khá an toàn và không hấp thụ các khoáng chất cần thiết để duy trì nồng độ hormone khỏe mạnh.
Kết luận là rằng, Moon không nói rằng đậu nành không tốt cho cơ thể, nhưng sử dụng quá mức chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể. Do đó nếu sử dụng chỉ nên dùng ở 1 mức có chừng mực.