LHA hay còn gọi là β-lipohydroxy acid, có khả năng tái tạo tế bào da, ngừa mụn và hỗ trợ chống lão hóa da hiệu quả.

kham-pha-bi-quyet-cham-soc-da-voi-lha

Trong rất nhiều bài viết trước đây của Moon, AHAs và BHA là 2 thành phần được nhắc đến khá nhiều. Nếu bạn nào thường cập nhật các xu hướng chăm sóc da mới trên thế giới, sẽ khó có thể bỏ qua các sản phẩm có mặt AHAs hay BHA vì hiệu quả mang lại khá là lý tưởng. Tuy nhiên hôm nay mình sẽ cùng khám phá LHA hay còn gọi là β-lipohydroxy acid. Thành phần này thật ra không quá mới mẻ vì đã xuất hiện từ rất lâu. Vậy LHA có công dụng gì và có phổ biến trong chăm sóc da hay không, có phải là 1 giải pháp dưỡng da đặc biệt mà bạn đã bỏ sót hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp bên dưới đây nhé!

Khám phá bí quyết chăm sóc da với LHA

1 trong những vấn đề về da phổ biến nhất mà Moon thường tư vấn cho các bạn trên Fanpage đó là mụn. Mụn có thể gặp ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào và dù bạn có trong tay giải pháp hoàn hảo nhất thì mụn vẫn có thể tái phát vào 1 ngày đẹp trời nào đó.

Tuy nhiên không công ty nào lại không muốn theo đuổi để sở hữu bí quyết trị mụn hiệu quả nhất dành cho khách hàng, và trong đó, LHA được nghiên cứu, phát triển, đưa vào nhiều sản phẩm chăm sóc da nhằm mục đích này, thay thế cho các giải pháp đã tồn tại, mang đến 1 sự mới mẻ trong lĩnh vực dược mỹ phẩm.

Theo một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên tạp chí the Journal of Cosmetic Dermatology, cách thức hoạt động của LHA khá thương tự như Salicylic Acid. Cụ thể hơn, LHA có thể giúp giảm lượng vi khuẩn tìm thấy gần các lỗ chân lông trên da. LHA cũng là hoạt chất ưa mỡ (ưa chất béo - lipids), thâm nhập tương đối chậm vào da, có thể giúp hỗ trợ loại bỏ tế bào da chết hiệu quả, dù chỉ sử dụng ở nồng độ thấp.

LHA cũng có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm, ngăn ngừa lỗ chân lông bưng bít, giúp chống mụn trứng cá khá tốt.

1 trong những điểm mạnh khác của LHA đó là được chứng minh có khả năng kích thích da tương tự như thành phần Retinoids, giúp tái tạo tế bào da mới, loại bỏ tế bào da cũ, đổi mới bề mặt da. Mặc dù so với Retinoids, LHA có thể yếu hơn trong hiệu ứng này, tuy nhiên hiệu quả tẩy tế bào chết được cho là vừa đủ mạnh để mang lại hiệu quả chăm sóc da tại nhà cho người dùng.

Trái ngược với nhiều hóa chất lột tẩy khác, LHA cũng có độ pH tương tự như pH trung bình của da bình thường (5.5) và không cần trung hóa. LHA lại sử dụng được với tất cả các thành phần khác, tiếc là trừ việc kết hợp với vitamin C (L-ascorbic acid) hay Retinoids.

Tóm lại, nếu bạn đang sở hữu 1 sản phẩm dưỡng da có chứa LHA thì hãy hiểu rằng bạn đang có trong tay 1 sản phẩm có tốc độ tẩy da chết cao ở nồng độ thấp, có độ pH trung tính, có tiềm năng chống lão hóa và cả ứng dụng trong quá trình điều trị mụn nhé.

kham-pha-bi-quyet-cham-soc-da-moi-voi-lha

- www.moontruong.com -