Sự khác biệt của chất giữ ẩm và thành phần dưỡng ẩm. Khám phá nhanh vai trò quan trọng của chất giữ ẩm trong sản phẩm chống lão hóa da.

khoa-am-va-nhung-thanh-phan-nen-co-trong-san-pham-chong-lao-hoa

Mấy hôm nay Moon có nhắc nhiều đến "khóa ẩm" - 1 bí quyết rất hay khi sử dụng mỹ phẩm dưỡng da. Chẳng hạn như sử dụng mask ngủ cũng được cho là sẽ hình thành 1 lớp màng mỏng ngăn ngừa da mất nước hay mất độ ẩm vào ban đêm cũng được cho là 1 bước khóa ẩm hiệu quả. Đó là lí do vì sao làn da vào sáng hôm sau thường mềm mại và mướt mát trông thấy nếu bạn từng dùng qua mặt nạ ngủ.

Khóa ẩm và những thành phần nên có trong sản phẩm chống lão hóa

Lần đầu tiên Moon nghe đến thuật ngữ "khóa ẩm" hay "humectant" cũng đã khá băn khoăn. Tuy nhiên 1 chuyên gia trong ngành da liễu đã giải thích đơn giản cho Moon như thế này, đó là 1 thành phần "có thể hút độ ẩm từ không khí vào da", nhờ đó da tăng độ ngậm nước và trông tươi trẻ hơn rõ rệt.

khoa-am-va-nhung-thanh-phan-nen-co-trong-san-pham-chong-lao-hoa

Tuy nhiên thực tế thì những chất "humectant" này không nhất thiết chỉ hút độ ẩm từ không khí mà còn cò thể hút trực tiếp từ da và sản phẩm dưỡng khác. Do đó, nếu bạn muốn mỹ phẩm dưỡng da chống lão hóa của mình hoạt động hiệu quả, hãy kiểm tra thành phần vì chỉ cần chọn sai "humectant" có thể cướp mất độ ẩm của da theo thời gian, từ đó khiến da chùng nhão, nếp nhăn xuất hiên, da khô ráp...

Chất giữ ẩm tổng hợp

Nhiều thành phần giữ ẩm thường được sử dụng để hút nước từ lớp da sâu bên dưới nhằm đưa lên bề mặt da mà không cần bổ sung thêm nước hay tăng cường dưỡng ẩm cho da. Điều này vô tình khiến bề mặt da trông ngậm nước hơn, căng mượt hơn, nhưng khi nước bốc hơi (trừ khi bạn sống ở 1 môi trường có độ ẩm cao), da lại mất đi 1 lượng độ ẩm đáng kể, khiến da khô, xỉn màu và tăng tốc độ lão hóa.

Các nhà sản xuất thường sử dụng những thành phần giữ ẩm tổng hợp vì các thành phần này có chi phí thấp hơn so với những thành phần dưỡng ẩm tự nhiên. Những thành phần này vẫn có thể mang lại cảm giác ngăn chặn được hiện tượng da mất nước đến 1 mức độ nào đó, tuy nhiên lại không thực sự cung cấp dưỡng chất cho da, và theo thời gian còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu khác đến da.

Những chất giữ ẩm tổng hợp có thể kể đến như:

Propylene Glycol: thành phần này khá phổ biến trong các sản phẩm dưỡng da. Propylene Glycol có thể giúp tăng độ giữ ẩm của da lên nhưng cũng có thể làm khô các lớp da bên dưới, góp phần khiến da xỉn màu, thô ráp, nếp nhăn hình thành nhiều hơn hoặc kích thích da nhạy cảm, ngứa và nổi mẩn đỏ.

PEG (polyethylen Glycol): PEG cũng giúp làm mềm da, cũng kéo độ ẩm từ các lớp dưới của da và không cung cấp nước trở lại cho da.

Silicones: Thành phần này cũng rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da ngày này vì tạo cảm giác da mịn màng và mềm mại hơn. Nếu bạn thường dùng các kem lót trên điểm (primer), sẽ có thể bắt gặp thành phần này trong 1 số thương hiệu, kể cả thương hiệu nổi tiếng hay cao cấp. Silicones cũng hình thành nên 1 lớp màng mỏng trên bề mặt da và khiến da không thể thở như bình thường, từ đó làm tăng nguy cơ mụn và kích ứng da cũng như làm da khô hơn.

Ure: ure thường được sử dụng như chất bảo quản nhưng cũng được coi là 1 chất giữ ẩm cho da. Các chuyên gia cũng đã chứng minh rằng Ure có thể giải phóng formaldehyde - 1 chất gây ung thư và làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc.

1 tỷ lệ khá lớn các mỹ phẩm hiện nay đều có chứa 1 trong những thành phần giữ ẩm này. Nếu sản phẩm của bạn có chứa các thành phần này, bạn có thể dưỡng ẩm trong ngắn hạn nhưng về lâu dài da sẽ rơi vào trường hợp mất nước. Đó là lúc bạn cần sự hỗ trợ và cân bằng lại từ các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên thực sự có hiệu quả.

Chất giữ ẩm tự nhiên

Các chất giữ ẩm tự nhiên không chỉ giúp hút nước lên bề mặt da mà còn cung cấp thêm độ ẩm và dưỡng chất đến các lớp sâu hơn. Điều này sẽ giúp da thường xuyên được ngậm nước, vì vậy sẽ hiệu quả hơn so với các chất giữ ẩm tổng hợp.

khoa-am-va-nhung-thanh-phan-nen-co-trong-san-pham-chong-lao-hoa

Những thành phần này có thể kể đến như:

Chiết xuất lô hội: đây thực sự là 1 thành phần giữ ẩm tuyệt vời, cứ thấy lô hội là Moon thích ngay. Thành phần này có thể thâm nhập sâu vào da và khá nhanh chóng, có thể giúp dưỡng ẩm ở bề mặt da cũng như các lớp da thấp hơn.

Mật ong: mật ong cũng có khả năng giữ nước tự nhiên, có khả năng thủy hóa mà không tạo cảm giác nhờn cho da. Mật ong cũng là 1 nguồn tự nhiên của AHAs và có khả năng kích thích loại bỏ da chết, nhờ vậy mật ong dễ dàng hấp thụ hơn vào da như 1 yếu tố giữ ẩm. Áp dụng đặc điểm này, người ta thường kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác để làm mask dưỡng tại nhà nhé.

khoa-am-va-nhung-thanh-phan-nen-co-trong-san-pham-chong-lao-hoa

Khả năng giữ nước lý tưởng của Hyaluronic Acid

Hyaluronic Acid: thành phần này thì không cần phải bàn nhiều, là 1 thành phần mà Moon cũng cực kỳ ưa thích. Tuy có tên gọi khá giống như 1 thành phần hóa học nhưng hoàn toàn không phải. Hyaluronic Acid là 1 phân tử tự nhiên có mặt trên khắp cơ thể, giúp hydrate hóa da, nhãn cầu, các đệm khớp... Nó có khả năng giữ nước, có thể điều chỉnh theo độ ẩm, giúp làn da có thể dễ dàng đối với với các vùng khí hậu khô.

Hyaluronic Acid cũng là 1 trong những thành phần quan trọng trong các sản phẩm chống lão hóa da, giúp da trông săn chắc, căng mịn và giảm sự xuất hiện của đường nhăn và nếp nhăn.

Glycerin: tồn tại trong mỗi tế bào sống, do đó Glycerin cũng dễ dàng hấp thụ vào da. Thành phần này thực sự chứa nước khá tốt và hoạt động bằng cách tìm 1 sự cân bằng giữa hàm lượng nước trong không khí và da. 

Cùng với khả năng hydrat hóa da sâu, kết cấu của Glycerin cũng khá hoàn hảo khi sử dụng trong chăm sóc da.

Trên đây là 1 sợ gợi ý về thành phần dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt cho da. Tuy nhiên quan trọng là trong quá trình tìm kiếm 1 sản phẩm dưỡng da, bạn sẽ có những trải nghiệm riêng khi áp dụng những sản phẩm này lên làn da cá nhân của mình xem liệu mình có đạt được lợi ích lâu dài từ sản phẩm hay không.

khoa-am-va-nhung-thanh-phan-nen-co-trong-san-pham-chong-lao-hoa

- www.moontruong.com -