Những phương pháp giúp điều trị nhanh những vết rạn trên da, trả lại cho bạn bề mặt da mịn màng, săn chắc, khoẻ khoắn tự nhiên.
Rạn da là một hiện tượng không quá hiếm gặp. Nếu bạn thực sự có những vết rạn trên cơ thể, và nếu còn đủ sớm, hãy thử tham khảo bài viết này của Moon vì biết đâu sẽ có vài phương pháp giúp ích cho bạn trong việc cải thiện những vết rạn này.
Làm cách nào để ngăn ngừa vết rạn xuất hiện trên da?
Thực tế phải công nhận một điều rằng, các vết rạn da sẽ không bao giờ có thể biến mất hoàn toàn mà chỉ có thể mờ dần theo thời gian và sự trợ giúp từ một số sản phẩm hay quá trình chăm sóc da nhất định.
Tại sao các vết rạn xuất hiện?
Vết rạn xuất hiện khi cơ thể phát triển nhanh chóng vì bất kỳ lý do gì. Da lúc này không thể căng ra đủ để theo kịp sự phát triển này. Collagen là một loại protein làm cho làn da đàn hồi hơn. Nếu da của không có đủ lượng Collagen cần thiết, kết hợp cả 2 yếu tố, từ đó tạo ra những vết rạn nứt trên da.
Bạn có thể bị rạn da vì:
- Tăng cân nhanh chóng
- Mang thai
- Phẫu thuật cấy ghép ngực
- Gym
- Ảnh hưởng từ việc sử dụng số lượng lớn steroid, hoặc là từ các loại thuốc steroid hoặc ảnh hưởng cảu các bệnh như hội chứng Cushing
- Hội chứng Marfan, một dạng bệnh di truyền làm suy yếu các sợi Collagen hay Elastin của da và gây ra sự tăng trưởng bất thường
- Di truyền
Các vết rạn da thường phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là khi mang thai. Khi bụng phát triển để nhường chỗ cho một em bé, làn da dễ dàng xuất hiện các vết rạn nứt. Hormon tăng khi bạn mang thai cũng có thể làm suy yếu các sợi Collagen và gây ra các vết rạn da.
Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể trở nên to hơn trong khi mang thai đều có thể bị rạn da. Các vết rạn này có thể mờ đi khi bạn giảm cân sau khi đứa bé được sinh ra.
Cả phụ nữ và nam giới béo phì đều có thể bị rạn da. Ngay cả những người tập thể hình có ít chất béo cũng có thể bị rạn những nơi cơ bắp phồng lên.
Trẻ em có thể bị rạn da nếu đột nhiên cao hơn hoặc tăng cân, chẳng hạn như trong tuổi dậy thì. Đây thực sự là 1 dấu hiệu khá bình thường.
Các phương pháp cải thiện
Tretinoin: Các loại kem có tretinoin (Retin-A) chứa retinoid. Những sản phẩm này có thể giúp làm mờ các vết rạn da mới xuất hiện, nhưng cũng có thể làm cho da bị đỏ, kích ứng hoặc có vảy. Thông thường các thành phần này được sử dụng để điều trị nếp nhăn.
Chất thúc đẩy Collagen: một số thành phần được cho là có khả năng làm tăng lượng collagen dưới da, nhưng thật khó để nói rằng những vết rạn có mờ đi hay không.
Centella asiatica: thành phần này có trong một số sản phẩm mà Moon đã từng review, với tên gọi chính xác là rau má. Một số sản phẩm chứa chiết xuất rau má được chứng minh giúp tăng cường các tế bào trong cơ thể tạo collagen và xây dựng mô da. Một số người sử dụng chiết xuất này để giúp chữa lành vết thương. Centella asiatica có trong một số loại kem dưỡng da không kê đơn dùng cho các vết rạn da, nhưng có rất ít bằng chứng chứng minh Centella asiatica thật sự làm mờ vết rạn.
Dầu hạnh nhân: Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ xoa bóp dầu hạnh nhân trên bụng trong khi mang thai đã có vết rạn da ít hơn so với những người chỉ sử dụng dầu mà không massage.
Kelo Cote là 1 trong những loại kem trị sẹo và giảm rạn mà Moon nghĩ là khá ấn tượng. Nếu bạn nào có cơ hội cũng nên thử qua sản phẩm này nha.
Bơ cacao, bơ hạt mỡ, dầu ô liu, dầu vitamin E và các loại kem dưỡng ẩm khác: Những loại thành phần tự nhiên này có thể giúp da bạn mềm mại hơn, nhưng không rõ liệu có thực sự giúp ngăn ngừa hoặc ngăn ngừa các vết rạn da không.
Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể nhờ đến các phương pháp sử dụng laser để làm mờ vết rạn bằng cách kích thích tạo ra nhiều collagen hơn. Tuy nhiên điều trị bằng laser là việc sử dụng 1 luồng ánh sáng không gây đau được sử dụng trên các vết rạn da đỏ mới hình thành. Năng lượng của ánh sáng làm dịu các mạch máu dưới da nhưng vẫn có thể gây ra các vết thương mới. Do đó hãy cẩn thận nếu chọn phương pháp này.