Nếu bỗng 1 ngày bạn nhận ra làn da của mình đã thay đổi hoàn toàn khác biệt với sự xuất hiện của tĩnh mạch, da rạn nứt, khô sần và xuất hiện các đốm nâu, mảng nám. Hãy bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau, vì có rất nhiều phụ nữ cũng đã nhanh chóng lấy làn da trắng sáng của mình chỉ sau 1 thời gian ngắn mang thai.

lam-the-nao-de-doi-mat-voi-tinh-trang-da-sam-nam-khi-mang-thai

Nếu bạn từng sở hữu làn da căng mịn, rạng rỡ đầy khỏe khoắn thi hãy chuẩn bị 1 tâm lý sẵn sàng khi bước vào giai đoạn mang thai. Phụ nữ thường cảm thấy khá shock và hụt hẫng khi làn da và cơ thể của mình thay đổi đột ngột trong khoảng thời gian gần 1 năm này và cũng có thể kéo dài hơn trong nhiều năm liền sau đó nếu làn da không được nuôi dưỡng thích hợp. 

Nếu bỗng 1 ngày bạn nhận ra làn da của mình đã thay đổi hoàn toàn khác biệt với sự xuất hiện của tĩnh mạch, da rạn nứt, khô sần và xuất hiện các đốm nâu, mảng nám. Hãy bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau, vì có rất nhiều phụ nữ cũng đã nhanh chóng lấy làn da trắng sáng của mình chỉ sau 1 thời gian ngắn mang thai.

Làm thế nào để đối mặt với tình trạng da sạm nám khi mang thai?

Gia tăng sắc tố là gì?

Trong thời kỳ mang thai, nám da thường được giới chuyên môn gọi là chloasma và melasma gravidarum hay "mặt nạ thai kỳ".

Tình trạng này xảy ra làm xuất hiện trên da những mảng màu nâu hay xám nâu ở dạng đối xứng. Mặc dù da có thể bị gia tăng sắc tố ở bất cứ vị trí nào nhưng đa phần sẽ hình thành chủ yếu ở những vị trí như vùng má, môi trên, trán và cằm, các vị trí khác được cho là ít khi hình thành nhiều sắc tố trong giai đoạn mang thai.

lam-the-nao-de-doi-mat-voi-tinh-trang-da-sam-nam-khi-mang-thai

Hiện tượng gia tăng sắc tố xuất hiện khi 1 nhóm tế bào da tạo ra melanin, được gọi là tế bào melanocyte, tại đó tế bào này được kích hoạt và làm sản sinh nhiều hắc tố da hơn.

Khi tế bào này sản xuất vượt mức sắc tố cần thiết, da dần trở nên tối màu.

Nám da trong giai đoạn mang thai có thể xuất hiện ở mọi loại da và màu sắc da khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ có tone da màu sáng đến trung bình. Đó là lí do bạn có thể dễ dàng thấy phụ nữ gốc La Tinh, Bắc Phi, châu Phi, châu Á, Ấn Độ, Trung Đông và Địa Trung Hải thường có xu hướng bị nám khi mang thai hơn những phụ nữ nước khác.

Mặc dù nám da thường xuất hiện ở giữa giai đoạn đầu của thai kỳ thứ nhất và thứ hai nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai.

Những nguyên nhân làm phát sinh nám da trong giai đoạn mang thai

Theo Viện Y Tế Quốc Gia của Mỹ, có khoảng 50 - 70% phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ bị nám da. Có nghĩa là bạn cũng có thể chờ đợi 1 cơ may mình rơi vào khoảng 30% phụ nữ còn lại nhé. Dù bạn đã từng bị nám trong 1 lần mang thai cũng có khả năng nám da sẽ tái phát ở những lần mang thai sau đó.

Các nghiên cứu cho thấy việc để da tiếp xúc với nhiều ánh nắng mặt trời và tia cực tím là 1 trong những yếu tố góp phần làm phát sinh nám da đáng kể.

lam-the-nao-de-doi-mat-voi-tinh-trang-da-sam-nam-khi-mang-thai

Bên cạnh đó, hormone, cụ thể là lượng estrogen tăng cao trong thai kỳ hay do ảnh hưởng của thuốc ngừa thai, từ các liệu pháp thay thế hormone cũng có thể làm tăng sắc tố da.

Chúng ta hoàn toàn không chắc khi nào nám da giai đoạn mang thai sẽ tự mờ đi khi hormone trở về trạng thái cân bằng, tuy nhiên nếu điều này xảy ra thường mất 1 năm sau khi sinh, làn da sẽ trở về trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên khá nhiều trường hợp mà các nghiên cứu gần đây cho thấy, nồng độ melanin ở đa số phụ nữ sau mang thai là mãn tính và có thể kéo dài trong vài năm. Đó là lí do vì sao phụ nữ kể từ thời điểm sinh thường bị nám dai dẳng kéo dài, dần ăn sâu cho đến giai đoạn trung niên và ngày càng trở nên sậm màu hơn nếu không được chăm sóc, điều trị sớm khi có thể.

Làm thế nào để điều trị nám da khi mang thai

Gặp bác sĩ da liễu

Bác sĩ da liễu luôn là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn trong giai đoạn này vì ngoài việc điều trị thích hợp, bạn cần chọn 1 giải pháp an toàn cho cả mẹ và đảm bảo không ảnh hưởng đến bé nữa nhé.

lam-the-nao-de-doi-mat-voi-tinh-trang-da-sam-nam-khi-mang-thai

Dựa vào các thông tin về da, lịch sử gia đình, tình trạng sắc tố trên da, soi khám da... bác sĩ xác định liệu gia tăng sắc tố này chỉ xuất hiện ở các lớp sừng trên cùng hay đã ăn sâu vào các lớp da dưới để từ đó có gợi ý điều trị thích hợp.

Một điều bạn cần biết là nám da giai đoạn mang thai chỉ có 1 triệu chứng duy nhất đó là làn da bị đổi màu. Do đó nếu kèm theo các hiện tượng khác như đau, nhạy cảm, ngứa... hãy trình bày với bác sĩ da liệu ngay lập tức.

Tránh ánh nắng mặt trời

Dù da đã sạm nám hay chưa hoặc chỉ muốn dưỡng trắng sáng và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh thông thường, bạn vẫn nên áp dụng lời khuyến bảo vệ da khỏi việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Thói quen này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang cần 1 giải pháp ngăn ngừa nám xuất hiện hay hạn chế sự tăng sinh của melanin trong giai đoạn mang thai. 

lam-the-nao-de-doi-mat-voi-tinh-trang-da-sam-nam-khi-mang-thai

Ngoài ra, nếu bạn đã bước vào giai đoạn điều trị nám da, việc để da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể vô tình làm đảo ngược tất cả kết quả đã đạt được.

Ngoài việc hạn chế tiếp xúc với nắng, đừng quên sử dụng 1 sản phẩm chống nắng phổ rộng (chống được cả UVA và UVB) với SPF50, chứa Tiatnium Dioxide hoặc Zinc Oxide - 2 thành phần chống nắng được xem là an toàn trong thời kỳ mang thai.

Nón mũ rộng vành, quần áo bảo vệ cũng là những vật dụng cần thiết, ngoài ra đừng quên hạn chế ra nắng trong khoảng thời gian 10 - 15g hằng ngày, tìm bóng mát để tránh nắng mọi lúc mọi nơi.

Những phương pháp điều trị khác

Hầu hết các phương pháp điều trị da sạm nám thường không an toàn trong khi mang thai hoặc khi cho con bú sữa mẹ. Một số thành phần như Azelic Acid, kem thoa ngoài, mặt nạ lột hóa học bằng Glycolic Acid được coi là an toàn, nhưng bạn nên cân nhắc những rủi ro và lợi ích đạt được khi trao đổi với bác sĩ nhé.

lam-the-nao-de-doi-mat-voi-tinh-trang-da-sam-nam-khi-mang-thai

lam-the-nao-de-doi-mat-voi-tinh-trang-da-sam-nam-khi-mang-thai

Ngoài ra, những phương pháp điều trị khác như sử dụng Hydroquinone có thể giúp giảm nám sạm da trên bề mặt chứ không tác động được lên tế bào melanocytes. Vì vậy trong giai đoạn này, bạn không thể sử dụng được các sản phẩm viên uống điều trị bên trong thì hãy thử trao đổi với bác sĩ da liệu để có phương pháp thoa ngoài điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất nhé.

Đừng quên uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, trái cây trong quá trình điều trị nám da khi mang thai.

lam-the-nao-de-doi-mat-voi-tinh-trang-da-sam-nam-khi-mang-thai

- www.moontruong.com -