Dầu dưỡng có khả năng làm mềm da, dưỡng ẩm và cấp ẩm. Tuy nhiên không phải loại dầu nào cũng có thể sử dụng. Những lưu ý sau sẽ giúp việc sử dụng dầu tại nhà thêm hiệu quả.

lam-the-nao-de-khai-thac-toi-da-dau-duong-da

Dưỡng da với dầu đang là 1 trong những xu hướng chăm sóc da rất phổ biến vài năm gần đây. Các công ty mỹ phẩm lớn nhỏ gần như đều đã sẵn sàng cho ra mắt những sản phẩm dầu dưỡng tự nhiên hoặc hữu cơ dành riêng cho khách hàng của mình. 

Tuy nhiên, cũng như các sản phẩm làm đẹp phổ biến khác, không phải tất cả dầu tự nhiên nào cũng đều được sản xuất theo cách giống nhau. Sử dụng như thế nào thì hiệu quả, sử dụng như thế nào để khai thác tối đa những công dụng mà dầu dưỡng mang lại? Bạn chỉ cần ghi nhớ những điều sau:

1. Tránh sử dụng dầu Almond (hạnh nhân), dầu bơ (Avocado), Olive, Sasame, Castor và Apricot nếu bạn có làn da khô

Một vài nghiên cứu cho thấy dầu Olive có khả năng dưỡng ẩm cho da cao, tuy nhiên 1 số ý kiến cho rằng, dầu Olive chỉ nên sử dụng như 1 loại dầu khóa ẩm - dùng như lớp dưỡng cuối cùng trong quy trình dưỡng da hằng ngày vì dầu Olive có thể giữ độ ẩm cho da nhưng cũng vô tình tạo lớp màng chắn ngăn cho các dưỡng chất khác thẩm thấu sâu vào da. Do đó nếu da không có nhiều độ ẩm, chẳng hạn như da khô, việc sử dụng dầu dưỡng từ Olive có thể không giúp cải thiện da nhiều. Nhưng với những loại da khác như da thường, da dầu, dầu Olive lại là chất làm ẩm da tuyệt vời.

lam-the-nao-de-khai-thac-toi-da-dau-duong-da

Chỉ nên sử dụng dầu Olive như sản phẩm làm sạch da

Các loại dầu dưỡng có thể chia thành 2 nhóm: nhóm dầu khóa ẩm và nhóm dầu cấp ẩm, hút ẩm.

Khi sử dụng, dựa vào trực giác bạn có thể nhận thấy rằng, 1 số loại dầu sẽ không giúp dưỡng ẩm thêm cho da khô. Nguyên nhân cũng như Moon vừa đề cập đến dầu Olive, những dầu này chỉ giữ được độ ẩm hiện tại có trong da chứ không phải là thêm độ ẩm cho da. 

Và da khô thực sự là da thiếu nước chứ không phải là da thiếu dầu. Đó là lí do vì sao hầu hết chất làm ẩm trong danh sách gốc nước đa phần đều sẽ xuất hiện đầu tiên trong bảng thành phần của các sản phẩm chăm sóc da khô. 

Những loại dầu như dầu hạnh nhân, dầu bơ, vừng, olive và dầu quả mơ... là các tác nhân gây tắc nghẽn lỗ chân lông và không phải thành phần tuyệt vời đối với da khô. Vì vậy, nếu sử dụng những sản phẩm này trên da khô và hy vọng da ngậm nước, bạn hãy suy nghĩ lại.

2. Dùng dầu Argan, dầu dừa, dầu cọ và Pequi cho da khô

Các chất làm mềm và giữ ẩm (Emollients) có thể giúp giữ độ ẩm cho da, đồng thời tăng độ thẩm thấu của da, nhờ đó da có thể giữ được nước hiệu quả.

Tuy nhiên, không phải tất cả các chất làm mềm da đều giống nhau. Những thành phần làm mềm và giữ ẩm tốt nhất thường có chuỗi hydrocacbon chiều dài trung bình đến dài, bao gồm Linoleic Acid (1 thành phần Moon vừa mới phân tích trong 1 bài viết gần đây), Linolenic, Oleic và Lauric Acid, có thể tìm thấy trong dầu cọ, dầu dừa, dầu Argan và Pequi.

lam-the-nao-de-khai-thac-toi-da-dau-duong-da

Trong thực tế, hầu hết các chất làm mềm và giữ ẩm đều sẽ có tính chất hút ẩm và cấp ẩm nếu bạn sử dụng nhiều. 

3. Đừng thử mix các loại dầu với nhau

Những năm gần đây, phương pháp làm sạch da bằng dầu dần trở nên phổ biến. Nhưng thay vì sử dụng các sản phẩm dầu tẩy trang hay dầu dưỡng chuyên dụng, nhiều người thường có xu hướng tự mix dầu để chăm sóc da tại nhà. 

lam-the-nao-de-khai-thac-toi-da-dau-duong-da

Nếu bạn là người thuộc tuýp da nhờn, có thể thử công thức 60-75% thầu dầu trộn với 25-40% dầu Olive nguyên chất. Những người có da khô hãy đổi ngược với 25-40% thầu dầu và 60-75% dầu Olive nguyên chất.

Có 1 điều chắc chắn, thầu dầu có thể giúp hỗ trợ giảm bớt mụn trứng cá, trong khi đó dầu Olive có đặc tính chống oxy hóa bảo vệ da. Nhưng bạn cũng không nên trộn lẫn các loại dầu này tùy ý hay tự sử dụng tại nhà. Các nhà hóa học và chuyên gia phải trải qua nhiều năm học về dược mỹ phẩm mới có thể có công thức chăm sóc phù hợp cho làn da của bạn, do đó chắc chắn việc tự chăm sóc da tại nhà bằng dầu sẽ không mấy khả thi.

4. Sử dụng dầu dưỡng ngay sau khi tắm trừ khi bạn có da dầu mụn

Sau khi tắm, da thường mất độ ẩm và khả năng hấp thụ dưỡng chất của da cũng cao hơn những thời điểm khác. Do đó, nếu bạn không phải tuýp da dầu nhờn hay có mụn, hãy thử dùng dầu dưỡng ngay sau khi tắm để dưỡng da hiệu quả cao hơn.

5. Nếu bạn thuộc tuýp da nhờn mụn, chỉ nên dùng dầu để làm sạch da, tránh dùng dầu để điều trị

Những sản phẩm rửa mặt chứa dầu rất tốt cho da dầu nhờn hoặc da hỗn hợp thiên dầu vì thường dầu có xu hướng hòa tan dầu hiệu quả. Tuy nhiên các sản phẩm điều trị có chứa dầu lại không tốt cho người da dầu/ mụn trứng cá vì có thể góp phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông vì sử dụng dầu quá nhiều.

Tóm chung lại, nếu bạn thuộc tuýp da khô, hãy nhớ rằng, dầu dưỡng sẽ không mang lại quá nhiều lợi ích trong chăm sóc da mà chỉ đóng vai trò giúp giữ độ ẩm hiện có trong da. Chỉ những loại dầu như dầu cọ, dầu dừa, pequi và argan là những loại dầu thích hợp nhất cho da khô vì có thể làm mềm và tăng lượng độ ẩm cho da cũng như có thể giúp da giữ nước hiệu quả. Nhưng nếu dùng quá nhiều các dầu này có thể làm lỗ chân lông tắc nghẽn. Ngoài ra, hãy dùng dầu dưỡng sau khi tắm. Nếu da nhờn mụn, hãy loại bỏ hoàn toàn sản phẩm điều trị bằng dầu. Và đặc biệt là không nên tự ý sử dụng dầu tự nhiên để chăm sóc da tại nhà và làm phát sinh nguy cơ gây mụn cũng như khả năng kích ứng da cao.

lam-the-nao-de-khai-thac-toi-da-dau-duong-da

- www.moontruong.com -