Tuy cùng là da nhưng mỗi khu vực da trên cơ thể lại có những đặc điểm khá khác biệt, tương ứng với nhu cầu dưỡng khác nhau. Khác như thế nào và dưỡng ra sao mới là phù hợp, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Moon.

mat-tay-chan-meo-rieng-de-da-vung-nao-cung-sang-khoe

Tuy cùng là da nhưng mỗi khu vực da trên cơ thể lại có những đặc điểm khá khác biệt, tương ứng với nhu cầu dưỡng khác nhau. Khác như thế nào và dưỡng ra sao mới là phù hợp, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Moon.

Mặt

Da mặt là 1 trong những bộ phận đáng chú ý nhất của cơ thể. Tình trạng và vẻ ngoài tổng thể của da nếu hoàn hảo sẽ giúp bạn thêm tự tin hơn. Tuy nhiên da mặt cũng thường gặp phải nhiều vấn đề như các dấu hiệu lão hóa vì thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại hay ánh nắng mặt trời, yếu tố môi trường khác, khiến da mỏng, gia tăng độ nhạy cảm và lão hóa dễ dàng xảy ra.

Da quang vùng mắt cũng thường mỏng và nhạy cảm hơn những vùng da mặt khác, do đó cũng cần chăm sóc riêng thích hợp. 

mat-tay-chan-meo-rieng-de-da-vung-nao-cung-sang-khoe

Tránh sử dụng nước nóng khi rửa mặt

Với da mặt, việc làm sạch da nhẹ nhàng vào mỗi sáng và tối là bước chăm sóc da căn bản nhưng rất quan trọng. Qua mỗi đêm, da thường được tái tạo và cũng tiết nhiều bã nhờn, việc làm sạch bã nhờn này giúp đảm bảo rằng làn da của bạn đã sẵn sàng để được bảo vệ và chăm sóc phù hợp.

Ban đêm, việc làm sạch da cũng giúp lấy đi hoàn toàn bụi bẩn, mồ hôi, dầu nhờn, kem chống nắng và lớp trang điểm, giúp da thông thoáng, hấp thu dưỡng chất từ các sản phẩm dưỡng hiệu quả hơn. Lúc này để làm sạch da tối đa, bạn cần sự kết hợp của cả dầu tẩy trang và sữa rửa mặt.

Các sản phẩm chăm sóc da mặt sẽ thường tập trung vào những nhiệm vụ chính như điều trị một số vấn đề da (sạm nám, mụn, lão hóa...), đồng thời ổn định da và dưỡng ẩm.

Chống nắng là bước không thể thiếu trong chăm sóc da ban ngày nhằm ngăn ngừa lão hóa sớm hay nguy cơ mắc các bệnh ung thư da, duy trì làn da sáng khỏe.

Điều quan trọng là việc chọn lựa sản phẩm sử dụng nên được xây dựng đặc biệt cho từng loại da và tình trạng riêng của da, cũng như đảm bảo cân bằng độ pH tự nhiên.

Dưới cánh tay

Vùng da này đặc biệt nhạy cảm và thường chà xát với quần áo nên rất dễ tối màu và khô sần. Vùng này cũng thường được phái nữ cảo tẩy bằng hóa chất. Các hóa chất trong các sản phẩm waxing và một số chất khử mùi, chống mồ hôi cũng là nguyên nhân khiến da vùng dưới cánh tay càng sạm màu.

Tuyến mồ hôi dưới cánh tay cũng góp phần làm da tối và sần, đặc biệt là tuyến apocrine (tập trung vùng nách, khu vực sinh dục và ngực, thường được kích hoạt trong thời kỳ dậy thì, làm sản sinh nhiều mồ hôi có chất đạm và hút nhiều vi khuẩn).

Nếu độ pH lý tưởng của cơ thể là 5.5, tạo lớp màng acid bảo vệ da chống lại vi khuẩn thì da vùng dưới cánh tay lại ở mức 6.5. Sự giảm acid này này làm da dễ nhiễm khuẩn hơn. Khi vi khuẩn chuyển hóa, chúng sẽ tạo ra mùi khó chịu khá mạnh. Đó là chưa kẻ da vùng này kín nên các chất trong mỹ phẩm khử mùi khó bay hơi, khiến mùi cơ thể càng thêm khó chịu.

Để cải thiện tình hình này có 2 phương pháp:

mat-tay-chan-meo-rieng-de-da-vung-nao-cung-sang-khoe

- Sử dụng sản phẩm khử mùi: sản phẩm này không ảnh hưởng đến lượng mồ hôi bài tiết nhưng có chứa chất làm chậm quá trình sản sinh của vi khuẩn gây mùi và cũng có thể bao gồm thành phần hấp thụ các chất tạo mùi, giảm mùi cơ thể không mong muốn. Một số còn chứa mùi thơm và hương nước hoa để che dấu mùi cơ thể.

- Sử dụng sản phẩm chống mồ hôi: chứa thành phần hoạt tính làm giảm lượng mồ hôi bài tiết, giảm độ ẩm và ít gây mùi cho cơ thể. Sản phẩm này kết hợp sẵn các chất khử trùng, chất chống nắng và độ pH acid để ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Tay

Da lòng bàn tay thường có lớp sừng dày, da cũng giàu chất béo và mô liên kết, kết cấu da không có lông hay tuyến bã nhờn nhưng có mật độ tuyến mồ hôi dày đặc, dù vậy da vẫn thiếu hụt các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF).

Riêng da trên mu bàn tay hầu như không có mô mỡ, da đặc biệt mỏng và chỉ có vài sợi lông nhỏ. Việc da vùng này ít hay không có lông cho thấy số lượng tuyến bã nhờn thấp hơn nhiều so với các bộ phận khác trên cơ thể. Các nang lông thường đi kèm với các tuyến bã và chịu trách nhiệm sản xuất sebum cung cấp lipid cho da cũng như các thành phần liên quan đến độ ẩm của da. Vì vậy, bàn tay có ít lipid hơn và ít có khả năng gắn kết với độ ẩm hơn các bộ phận khác của cơ thể. 

mat-tay-chan-meo-rieng-de-da-vung-nao-cung-sang-khoe

mat-tay-chan-meo-rieng-de-da-vung-nao-cung-sang-khoe

mat-tay-chan-meo-rieng-de-da-vung-nao-cung-sang-khoe

Da trên tay cũng ít khả năng ổn định lipid và các thành phần liên kết độ ẩm sẵn có trên da. Độ pH của tay ít tính acid hơn so với nhiều bộ phận khác, do đó lớp vỏ bảo vệ acid của da sẽ yếu hơn và da tay dễ bị tổn thương hơn, da dễ mất nước và khô nhanh hơn khi hoạt động.

Tay trong quá trình làm việc, đặc biệt khi tiếp xúc với yếu tố bên ngoài sẽ vô tình bị tước đi lớp lipid. Bàn tay cũng thường xuyên phải tiếp xúc chất hoạt động bề mặt, dung môi, nhiệt độ thay đổi..., hệ thống bảo vệ và sữa chữa tự nhiên của da làm việc quá mức cũng gây ra các thiệt hại cho hàng rào chức năng.

Nói đến đây thì chắc hẳn mọi người đều biết Moon muốn đề cập điều gì đúng không nào? Quan trọng trong việc dưỡng da tay chính là giữ ẩm tốt, tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh, nhiều hóa chất. Khi rửa tay, hãy dùng nước ấm thay vì nước nóng. Các sản phẩm dưỡng nên tương thích với da nhạy cảm, có thể thay thế lượng lipid đã mất, duy trì độ pH tự nhiên của da, thúc đẩy quá trình tái tạo tự nhiên, cung cấp khả năng bảo vệ da khỏi tia UV.

Chân

Da ở lòng bàn chân thường chứa nhiều tế bào chết béo ở các lớp sâu so với hầu hết các bộ phận của cơ thể. Da lòng bàn chân cũng phải chịu 3 lần trong lượng cơ thể mỗi người khi thực hiện mỗi bước chân và cũng chịu áp lực ngang ngửa da tay khi da chà xát với giày, dép... Những tiếp xúc này có thể khiến da khô và bắt đầu chai sần.

Lớp biểu bì của da chân cũng dày hơn so với những vùng khác và 70% các vấn đề liên quan đến da chân bao gồm chai sần da thường là do mang giày không thích hợp. Vòng giảm áp, kem làm mềm và tránh những đôi giày chật, cũng như việc làm sạch da với chất tẩy rửa nhẹ nhàng, sử dụng sản phẩm chăm sóc da điều trị riêng cho vùng chân sẽ giúp cải thiện da tốt hơn.

Việc tẩy da chết cho gót chân bằng đá chà theo Moon là 1 trong nhưng phương pháp chăm sóc da khá hiệu quả.

Ngoài ra cũng nên kiểm tra chân thường xuyên. Các vết nứt, ngứa da, tình trạng da ẩm giữa các ngón chân hoặc vảy xuất hiện trên bàn chân cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm nấm. Nếu những triệu chứng này xuất hiện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.

mat-tay-chan-meo-rieng-de-da-vung-nao-cung-sang-khoe

- www.moontruong.com -