Vì sao bạn thường xuyên bị mụn ở cằm? Vị trí này nói lên điều gì? Làm thế nào để thoát khỏi mụn nhanh chóng? Click để xem ngay!
Những ngày gần đây, Moon nhận được rất nhiều inbox hỏi về việc mụn hình thành khá nhiều nhất là khu vực quanh cằm. Mụn ở vị trí này liệu có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào và làm thế nào để điều trị nhanh chóng, hiệu quả, giúp loại bỏ mụn cấp tốc, cải thiện lại làn da của bạn. Chúng ta hãy cùng Moon tìm hiểu thử nhé!
Mụn quanh cằm làm sao để trị?
Thông thường, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng biết rằng mụn có xu hướng hình thành khi dầu thừa, bụi bẩn và tế bào da chết kết hợp cùng nhau, làm bưng bít các lỗ chân lông, từ đó tạo điều kiện hình thành môi trường lý tưởng cho khuẩn P.acnes tạo viêm và sinh nhân mụn.
Mụn khu vực cằm cũng có thể hình thành từ nguyên nhân này, có thể viêm sưng, đau đớn cũng có thể chỉ đơn giản là những mụn nhỏ dễ xuất hiện cũng dễ lặn đi chỉ trong vài ngày. Nhiều bài viết cho rằng, vị trí mụn này là 1 trong những điểm đặc trưng của loại mụn nội tiết, sẽ phát sinh vào những thời điểm đặc biệt liên quan đến những khoảng thời gian rối loạn nội tiết tố như giai đoạn kinh nguyệt, mang thai...
Tuy nhiên trước hết, hãy nói đến nguyên nhân phát sinh mụn từ việc dị ứng thực phẩm hoặc bạn đang có 1 chế độ ăn uống nghèo nàn về dưỡng chất.
Những người bị dị ứng thực phẩm hoặc không có chế độ ăn uống cân bằng được các nghiên cứu ghi nhận thường có điểm chung là dễ xuất hiện mụn vùng cằm. Các nhà khoa học cho rằng, mụn xung quanh cằm thường liên quan đến các vấn đề đường ruột, đặc biệt là với những người có chế độ ăn uống kém khoa học và hay dị ứng với thực phẩm.
Chế độ ăn uống nghèo nàn, ảnh hưởng của hệ tiêu hóa cũng có thể làm phát sinh mụn
Để đối phó với yếu tố này, hãy đảm bảo bạn có 1 chế độ ăn uống đầy đủ với nhiều chất xơ, trái cây và rau củ quả, uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ...; giảm việc tiêu thụ thực phẩm như sữa, bánh mì, Omega-6, các loại hạt có thể gây viêm da (đậu nành, hạt lanh...), tham khảo các loại trà thảo dược vì chúng có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Yếu tố gây mụn vùng cằm thứ 2 đó là sự mất cân bằng nội tiết tố. Như Moon đã đề cập ở trên, hiện tượng này sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh, mang thai, giai đoạn dậy thì... Chẳng hạn như bạn sẽ có xu hướng nổi mụn vùng cằm trước thời gian vào chu kỳ 1 vài ngày và sau đó sẽ biến mất khi kỳ kinh nguyệt kết thúc hoặc có thể trễ hơn vài ngày.
Các chuyên gia giải thích hiện tượng này như sau: khi cơ thể mất sự cân bằng hormone, Cortisol - 1 hormone gây căng thẳng sẽ tăng lên. Khi hormone này bị phá vỡ sẽ tạo thành hormone nam Androgen, kích thích tuyến bã hoạt động mạnh hơn, làm gia tăng sản xuất bã nhờn, tạo điều kiện cho mụn hình thành. Nồng độ testosterone - 1 nội tiết tố nam khác cao, cũng có xu hướng làm gia tăng mụn. Phụ nự mắc chứng đa nang buồng trứng hay trong thời kỳ rụng trứng cũng thường có nồng độ testosterone cao.
DHEA-S cũng là 1 nội tiết tố Androgen thường gây sản xuất dầu ở tuyến thượng thận, đây cũng là nguyên nhân chính phát sinh mụn ở cằm do ảnh hưởng của stress. Căng thẳng sẽ làm tăng sản xuất DHEA-S hoặc giảm sản xuất hormone nữ như estrogen hay progesterone. DHEA-S còn có xu hướng tăng khi phụ nữ stress cao và gặp trường hợp tắc kinh nguyệt.
Việc gặp vấn đề với hệ thống dẫn lưu bạch huyết khiến việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể bị cản trở cũng có thể gây mụn dưới cằm và xung quanh vùng hàm vì độc tố này thường tích tụ dần quanh khu vự xương quai hàm, tạo nên mụn cằm, hàm và mụn khu vực cổ.
Nguyên nhân cuối cùng có thể gặp phải đó là khi bạn mắc chứng đa nang buồng trứng (Polycystic Ovarian Syndrome), tắt kinh nguyệt (hypothalamic amenorrhea), do ảnh hưởng của stress (các quan sát cho thấy rằng tình trạng mụn càng trầm trọng hơn khi tinh thần càng nhiều lo lắng và căng thẳng), do uống nhiều cà phê, rượu... hoặc ít ngủ cũng góp phần kết hợp phát sinh mụn vùng cằm.
Căng thẳng, stress, rối loạn nội tiết tố...là những nguyên nhân khiến mụn vùng cằm xuất hiện
Do đó, hãy đảm bảo bạn có giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc (ít nhất 7 - 8 giờ), đúng giờ, điều độ, tránh đi ngủ ngay sau khi ăn, tập thói quen tập thể dục hằng ngày (tập thể dục làm giảm mức độ Cortisol trong cơ thể, tăng sản xuất Endorphins giúp bạn giảm căng thẳng) và kiểm tra hormone định kỳ. Ngoài ra đừng quên giữ vệ sinh da thật tốt (tránh để da đổ nhiều mồ hôi, các tư thế tập thể dục tiếp xúc mặt với đất, mền gối, khẩu trang bẩn..., điện thoại di động bẩn chạm vào cằm, cổ thường xuyên, đặc biệt với nhiều bạn thích kẹp giữ điện thoãi giữa cằm và cổ để làm việc khác... các nhạc cụ bẩn chơi bằng miệng, trang điểm và tẩy trang không sạch vùng cằm...cũng góp phần tạo nên mụn, rửa mặt 2 - 3 lần/ngày, đảm bảo tẩy da chết thường xuyên, sử dụng sản phẩm oil-free, không nặn mụn), hãy thử uống trà bạc hà, bổ sung acid béo Omega-3, kiểm tra sản phẩm chăm sóc răng miệng (1 số kem đánh răng có chứa florua và natri lauryl sulfate có thể gây kích ứng và sản xuất mụn), chăm sóc môi (son dưỡng - 1 vài loại son được cho là có thể chứa 1 số thành phần khuyến khích gây mụn dưới cằm), luôn để tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng, hãy thử massage da hoặc đi Spa 1 vài lần trong tháng...
Một số nguyên nhân khác cũng là yếu tố hình thành mụn quanh cằm bao gồm: việc sử dụng biện pháp tránh thai làm thay đổi nội tiết tố; hút thuốc lá, các bệnh về nhiễm trùng, công trừng cắn, u ác tính, viêm da quanh miện, trong điều kiện khác cũng gây ảnh hưởng đến vùng da khu vực cằm. Do đó nếu loại trừ các nguyên nhân trên, khi cảm thấy có sự nghi ngờ về việc mụn quanh căm xuất hiện, bạn hãy đến bác sĩ da liễu để được kiểm tra chính xác hơn.
Và hiển nhiên vì những nguyên nhân này, việc mụn hình thành ở cằm xuất hiện ở đàn ông và phụ nữ trưởng thành chiếm tỷ lệ khá cao, kể cả độ tuổi 20, 30 hay 40...
Cũng như những mụn thông thường khác, mụn trứng cá quanh cằm có thể không đau hoặc ngứa nhưng cũng nếu xuất hiện cảm giác đau đớn và rất ngứa, mụn màu đỏ, viêm sưng, điều đó có nghĩa là da bạn đã phát triển nang mụn, mụn sâu và có thể có mủ.
Nếu gặp trường hợp này, bạn có thể làm dịu cảm giác đau bằng 1 vài mẹo sau:
- Bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể, chẳng hạn như niacin, vitamin E, kẽm...
- Đắp dưa chuột cắt lát
- Thoa nước cốt chanh (có tính acid) để giảm lâu lan, giảm kích thước mụn và giúp mụn khô nhanh
- Đắp lá cỏ cà ri lên nớt mụn và để qua đêm...
Những biện pháp này chỉ là nhất thời áp dụng để giảm cảm giác đau đớn, tránh lạm dụng và sử dụng thay thế việc dùng kem và thuốc uống hỗ trợ bạn nhé.
Ngoài những biện pháp trên, để trị mụn quanh cằm, nếu xác định do nguyên nhân nội tiết tố, hãy tìm các giải pháp giúp ổn định nội tiết trong cơ thể hoặc áp dụng biện pháp thay thế hormone, đồng thời cố gắng kiểm soát dầu trên da, tham khảo các sản phẩm kháng sinh uống được bác sĩ kê toa (tránh tự ý mua) sẽ giúp hỗ trợ giảm viêm, kiểm soát vi khuẩn.
Các loại thuốc hay kem như Isotretinoin có thể sẽ giúp ích bạn trong những trường hợp này. Có trường hợp duy trì điều trị 5 tháng cho các mụn viêm nặng đã thu về kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm thuốc nào cũng nên được bác sĩ kê toa nhé.