Làm thế nào để sử dụng Niacinamide và L-Ascorbic Acid kết hợp đạt hiệu quả tối ưu mà không gặp phản ứng phụ? Click để xem ngay!

niacinamide-va-thanh-phan-acid-co-nen-su-dung-cung-nhau

Nếu 1 ngày bạn phát hiện ra rằng 2 trong số các sản phẩm dưỡng mà mình hay sử dụng có chứa Niacinamide và L-Ascorbic Acid. Trước khi tiếp tục sử dụng, hãy đọc bài viết này của Moon để dùng cả 2 sản phẩm khai thác tối đa hiệu quả mà không vô tình là vô hiệu hóa cả 2 nhé. Vì sao?

Niacinamide và thành phần acid có nên sử dụng cùng nhau

Các nghiên cứu cho thấy rằng, Niacinamide và L-Ascorbic Acid không khó có thể kết hợp với nhau vì ở nồng độ pH 3.8 với tỷ lệ 1:1, cả 2 có thể xảy ra phản ứng hình thành phức hợp màu vàng trong dung dịch (nước) - phức hợp này gần như vô dụng trong việc dưỡng da, mất mọi chức năng cần thiết; trong khi đó Ascorbic Acid lại xâm nhập vào da tốt hơn ở nồng độ pH 3.5.

niacinamide-va-thanh-phan-acid-co-nen-su-dung-cung-nhau

Niacinamide và cả L-Ascorbic Acid đều là những chất chống oxy hóa, có đặc tính làm sáng da, tuy nhiên, L-Ascorbic Acid lại dễ bị oxy hóa nếu tiếp xúc với ánh sáng và oxy, kết hợp cả 2 thành phần trong điều kiện này có thể vô tình kích thích quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, khiến làn da bị sạm đen và cả 2 hoạt chất hoàn toàn mất tác dụng.

Do đó các chuyên gia khuyến cáo rằng, để đạt hiệu quả tối ưu từ cả 2 thành phần, cả 2 nên được sử dụng riêng biệt.

Ngoại trừ L-Ascobic Acid, hiện nay vẫn chưa có thảo luận nào cho thấy liệu Niacinamide có tương thích với các hợp chất acid thông thường khác như Glycolic Acid hay Salicylic Acid hay không.

May mắn là không có vấn đề gì xảy ra giữa Niacinamide và các thành phần thông thường khác khi hoạt động ở môi trường có độ pH tương đối thấp.

Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên tránh nên sử dụng Niacinamide với bất kỳ thành phần có tính acid nào khác. 

niacinamide-va-thanh-phan-acid-co-nen-su-dung-cung-nhau

Niacinamide khi thủy phân trong nước sẽ tạo thành Niacin tự do ở những nồng độ pH thấp hoặc cao thích hợp. Tuy nhiên, không ai trong chúng ta muốn sở hữu làn da có môi trường kiềm mạnh vì có thể gây ra 1 số bệnh về khô da, do đó chúng ta sẽ chỉ thảo luận về Niacinamide ở những giá trị pH thấp có tính acid hơn lá giá trị trung bình hay kiềm.

Hiện nay trên thị trường, hầu hết sản phẩm tẩy da chết hóa học có giá trị pH thấp và hiệu quả thường không đưa Niacinamide vào sử dụng như 1 thành phần. Đó là lí do vì sao hầu hết các nhà khoa học thường không kết hợp 2 loại thành phần này với nhau, hàm lượng Niacinamide càng nhiều càng phát sinh nhiều Niacin.

Một điều cần lưu ý rằng, nhiều người nghĩ rằng mình dị ứng với các sản phẩm chứa Niacinamide, tuy nhiên đó chỉ là 1 tương tác sinh hiện tượng đỏ da khi dùng Niacinamide. Sau 2 - 3 tiếng, da của bạn sẽ nhanh chóng trở về trạng thái thông thường. 

Da mặt đỏ khi sử dụng Niacin

Vế mặt lý thuyết, những nhận định như Niacinamide chuyển hóa thành Niacin và gây ra hiện tượng đỏ da mặt ở các giá trị pH thấp đã được chứng minh. Tuy nhiên, thực tế các biểu hiện này sẽ mang tính chủ quan và có sự thay đổi khác nhau giữa các cá nhân riêng biệt. Có người sẽ xuất hiện hiện tượng đỏ da mặt nhưng vốn hiện tượng này sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến làn da. 

Do đó nếu bạn đã trải qua hiện tượng này khi dùng Niacinamide, hãy thử tiếp cận để hiểu vấn đề này từ cả 2 quan điểm.

Mặt lý thuyết: hãy kiểm tra các thành phần của sản phẩm mà bạn đang sử dụng hằng ngày. Liệu quy trình này có bao gồm 1 sản phẩm tẩy da chết hoặc 1 sản phẩm có tính acid khác như L-ascorbic acid đang kết hợp cùng Niacinamide hay không.

Thực hành: bạn có thể phân chia 2 vùng khuôn mặt, trong đó 1 bên áp dụng cả 2 sản phẩm Niacinamide và sản phẩm có tính acid, 1 bên chỉ áp dụng 1 sản phẩm duy nhất. Quan sát và ghi lại những thay đổi đáng chú ý ở cả 2 mặt.

Nếu bạn sử dụng 1 lượng lớn toner chứa Niacinamide để làm mềm da, sau đó tiếp tục sử dụng 1 chất tẩy da chết có chứa Salicylic Acid hay Glycolic Acid, bạn sẽ thấy da mình có chút đỏ nhé. Tuy nhiên 1 vài trường hợp bạn sẽ cho rằng da đỏ này là do tác động mạnh của AHAs và quên mất sự phối hợp của Niacinamide và Acid cũng có thể là nguyên nhân chính. 

Trước đây trong 1 bài viết chia sẻ về Niacinamide Moon từng khuyên 1 khoảng thời gian cách quãng giữa 2 sản phẩm này là 30 phút để có thể loại bỏ nguy cơ tạo phức hợp hay làm đỏ da. Đối với những vấn đề tương tự khi bạn buộc phải sử dụng sản phẩm có tính acid với Retinol.

niacinamide-va-thanh-phan-acid-co-nen-su-dung-cung-nhau

Cá nhân Moon thường tách riêng 2 sản phẩm này sử dụng cách nhau 30 phút hoặc lâu hơn. Do đó Moon không quá lo lắng về những vấn đề này. Tuy nhiên do thói quen sử dụng mỹ phẩm của mỗi người là khác nhau, đặc biệt với các bạn da nhạy cảm, đặc biệt nhạy cảm, những thử nghiệm này sẽ giúp bạn sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả và giảm tối đa những rủi ro kích ứng không mong muốn.

niacinamide-va-thanh-phan-acid-co-nen-su-dung-cung-nhau

- www.moontron.com -