Oxybenzone là một trong những thành phần chống nắng hoá học được ưa chuộng. Tuy nhiên, liệu với khả năng xâm nhập vào da, Oxybenzone có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể người dùng hay không?

oxybenzone-va-nhung-dieu-can-biet

Vì thời điểm này đã bắt đầu vào hè, nhiều bạn sẽ có những chuyến đi chơi xa, có thể là biển, có thể là núi... và chắc chắn việc chống nắng sẽ càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chống nắng không chỉ đơn thuần là việc bảo vệ làn da khỏi nguy cơ sạm nám, mà còn là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa lão hoá da sớm hay các tổn thương da khác, thậm chí là ung thư da. 

Nếu trước đây bạn nào từng theo dõi blog của Moon sẽ thấy 1 bài viết khá chi tiết về Oxybenzone - 1 trong những thành phần chống nắng hoá học rất phổ biến trong kem chống nắng. Tuy nhiên, nhìn chung, kem chống nắng hoá học thường được khuyên nên hạn chế sử dụng. Tuy vậy, nếu chỉ xét riêng về Oxybenzone, liệu thành phần này có thực sự đáng tin cậy hay là một hoạt chất có khả năng gây ảnh hưởng đến hormone người dùng? Hãy cùng thử xem qua nội dung bài viết bên dưới của Moon để có câu trả lời chính xác nhất cho mình!

Oxybenzone và những điều cần biết

Theo thông tin Moon tìm hiểu,  các báo cáo được xuất bản online bởi nhóm Công tác môi trường (EWG), nhóm này đã đưa vào danh sách thành phần Oxybenzone là một chất có khả năng gây hại hormone khi xâm nhập sâu vào da. Báo cáo cho biết, thành phần này là một chất phá hoại tiềm tàng. Trích dẫn một nghiên cứu (Schlumpf và cộng sự, 2001), báo cáo cho thấy tác dụng của estrogen ở chuột thử nghiệm sau khi sử dụng Oxybenzone. Tuy nhiên, điều quan trọng là những con chuột thí nghiệm này đã tiếp xúc với lượng Oxybenzone khá lớn (cao hơn nhiều lần mức khuyến cáo sử dụng ở người) thông qua con đường không được con người sử dụng, cụ thể là miệng. Do đó, những kết quả và phỏng đoán này chỉ áp dụng cho chuột dùng lượng lớn Oxybenzone bằng đường uống, hoàn toàn không lan truyền qua kem thoa trên da. 

oxybenzone-va-nhung-dieu-can-biet

Tránh sử dụng kem chống nắng chứa Oxybenzone cho trẻ dưới 2 tuổi

Khi tiến hành một nghiên cứu khác liên quan đến con người, khẳng định này hoàn toàn không đúng (Janjua et al 2004).

Theo tiến sĩ Aguirre, dù Oxybenzone là một chất phá huỷ hormone nhưng để làm được điều này, Oxybenzone phải thâm nhập thật sâu vào lớp hạ bì (Hayden 1997). Tuy nhiên, họ không đề cập đến nghiên cứu này được thực hiện trong ống nghiệm, có nghĩa là các chuyển gia chỉ nhìn vào sự hấp thụ trong các mẫu da trong phòng thí nghiệm, chứ không phải trên con người thực tế.

Một nghiên cứu khác lại cho thấy ảnh hưởng có hại trên con người khi sử dụng Oxybenzone. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này những người tham gia đã được yêu cầu sử dụng khoảng 6 lần lượng kem chống nắng được đề nghị cần thiết để ngăn ngừa cháy nắng cho da. Một lần nữa, những nghiên cứu này cũng không chứng minh rằng Oxybenzone thâm nhập ở mức có thể gây tổn hại đến hormone. 

Cũng theo các nghiên cứu, Oxybenzone sau khi được hấp thụ vào da cũng sẽ được bài tiết trong nước tiểu 1 lượng nhỏ. Với người dùng trên 2 tuổi, quá trình này được coi là an toàn và đã được đánh giá trong các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm. Uỷ ban khoa học về sản phẩm tiêu dùng (SCCP) của Uỷ ban châu Âu cũng kết luận vào năm 2008 rằng Oxybenzone với nồng độ 1-6% (điển hình là sản phẩm chống nắng) không gây nguy cơ đáng kể cho người dùng ngoài một vài trường hợp có thể gặp dị ứng tiếp xúc. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, không nên sử dụng Oxybenzone nếu là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 2 tuổi. 

oxybenzone-va-nhung-dieu-can-biet

Ngoài việc bản chất thành phần, nồng độ, cách xâm nhập vào da hay cách sử dụng cũng ảnh hưởng nhiều đến Oxybenzone. Tuy nhiên vào thời điểm này, tốt nhất, kem chống nắng vật lý vẫn là sự lựa chọn lý tưởng, hoặc ít nhất bạn nào cần dùng kem chống nắng có thể tham khảo các sản phẩm chống nắng hỗn hợp. Riêng sản phẩm chứa Oxybenzone dù hiệu quả cao nhưng nếu có thể hạn chế sử dụng vẫn nên hạn chế tối đa.