Sandwich skincare là cụm từ đang rất hot trong cộng đồng beauty khoảng thời gian gần đây. Nói nhanh cho gọn thì đây cũng là một phương pháp dưỡng da, nhưng được bắt nguồn từ phương Tây.
Sandwich skincare là cụm từ đang rất hot trong cộng đồng beauty khoảng thời gian gần đây. Nói nhanh cho gọn thì đây cũng là một phương pháp dưỡng da, nhưng được bắt nguồn từ phương Tây.
Skincare method này sẽ đem lại hiệu quả dưỡng da cực kì đáng nể khi đông đã cận kề ngoài ô cửa sổ. Đó cũng là lí do Moon chọn đây làm đề tài cho topic hôm nay.
Vậy “dưỡng da bánh mì kẹp” cụ thể là làm gì thì cả nhà cùng Moon tìm hiểu nhé!
Trước khi đưa ra một câu trả lời, các bạn hãy thử tưởng tượng quy trình làm một chiếc bánh mì kẹp mình hay ăn, vỏ bánh với thịt - rau - sốt được xếp vào xen kẽ với nhau để cho ra một món ăn ngon lành.
Thế thì những nguyên liệu chính như rau, thịt, jambon... đóng vai trò là các sản phẩm dưỡng da cơ bản. Và việc chúng ta thêm nước sốt giữa các lớp nguyên liệu giúp chiếc bánh trở nên ngon hơn.
Vậy sandwich skincare có thể hiểu nôm na là giữa các bước cốt lõi của một quy trình dưỡng da bao gồm làm sạch - dưỡng ẩm - bảo vệ, chúng ta sẽ xịt - dưỡng kẹp giữa các bước này.
Moon lấy một ví dụ đơn giản nhất cho một chu trình sandwich skincare là:
Làm sạch da – xịt dưỡng ẩm – toner – xịt dưỡng ẩm – serum – xịt dưỡng ẩm – kem dưỡng/dầu dưỡng/mặt nạ.
Với việc liên tục cung cấp lớp ẩm mỏng cho da sau mỗi sản phẩm dưỡng, mục đích cao nhất của cách dưỡng da này là: bổ sung độ ẩm cho da. Thế nhưng tại sao giữa nhiều lớp dưỡng như thế, mỗi sản phẩm lại có một vai trò riêng góp công hoàn thiện 1 routine với đầy đủ lợi ích thì Sandwich skincare vẫn có thể "chen chân"?
Theo một cách dễ hiểu nhất thì bản thân các sản phẩm dưỡng ẩm khi nào cũng chứa ít nhất một thành phần hút ẩm (humectant) như glycerin, hyaluronic acid, butylene glycol, sorbitol, urea… Các thành phần này có nhiệm vụ “thu hút” phân tử nước từ không khí và những tầng sâu của da để cung cấp nước cho biểu bì da.
Cũng chính vì vậy, nguy cơ “gậy ông đập lưng ông” rất dễ xảy ra, khi môi trường không khí đạt độ ẩm quá thấp, những chất hút ẩm này có thể hút ẩm ngược và làm da mất nước nhiều hơn.
Chính dựa vào cơ chế này mà sandwich skincare được ra đời. Tức là khi sử dụng xịt dưỡng xen kẽ như thế, chúng ta đã kẹp các sản phẩm dưỡng giữa 2 lớp ẩm, để các humectants có cơ hội hút ẩm vào trong da.
Với nguyên tắc hoạt động này, sandwich skincare phù hợp nhất với làn da thiếu ẩm, da khô, những người sống và làm việc nhiều trong phòng điều hòa, tại những nơi có độ ẩm không khí thấp. Da dầu cũng hoàn toàn có thể sử dụng nếu như lựa chọn được xịt dưỡng ẩm phù hợp. Mùa đông khô lạnh hoặc những ngày nắng rát là lúc da “tha thiết” cần độ ẩm, khi đó, nhiều người, kể cả da dầu cũng cần áp dụng sandwich skincare để da được bổ sung nước tối đa.
Và điều bất ngờ nhất, tạo nên tiếng vang của sandwich skincare chính là ở khả năng tăng độ thẩm thấu của các sản phẩm. Như các bạn vẫn biết, với một bề mặt tương đối ẩm, màng tế bào ngậm nước mềm mại thì da sẽ có thể hấp thụ nhiều hơn các dưỡng chất.
Moon có nói ở đầu bài, sở dĩ mình chọn sandwich skincare cho topic hôm nay là bởi vào thời tiết hanh khô, bôi gì lên da cũng thấm cái roẹt thì một lớp sương phủ sẽ là bước đệm tuyệt vời để các lớp dưỡng theo sau thẩm thấu thật sâu vào da. Ngoài ra việc phủ đều 1 lớp sương mỏng như vậy cũng giúp lớp dưỡng trước và sau nó được lỏng nhẹ hơn, dàn đều trên toàn bộ diện tích da, nhờ vậy mà khả năng thẩm thấu và phát huy tác dụng cũng đồng đều hơn.
Tuy nhiên, Moon vẫn duy trì quan điểm, không có sản phẩm tốt nhất, chỉ có sản phẩm phù hợp với mình nhất, với các phương pháp chăm sóc da cũng vậy, chúng không tối ưu và cho hiệu quả tốt nhất trên tất cả mọi loại da. Đừng bê nguyên xi công thức áp dụng lên da, nếu như không hiểu làn da của mình đang cần gì và thiếu gì các bạn nhé!
Khi cảm thấy làn da luôn có dấu hiệu thiếu nước như da cảm giác khô từ bên trong, da có xuất hiện mảng bong tróc, da chảy xệ, không có độ căng bóng, sandwich skincare có thể là hướng đi tốt.
Mặt khác, việc lạm dụng sandwich skincare, nhất là khi bạn sử dụng xịt dưỡng ẩm có độ ẩm cao, có thể gây ra một số rắc rối như da bị quá tải các lớp dưỡng, dễ nổi mụn, bít tắc lỗ chân lông, da cảm giác nhờn và dính hơn.
Nếu hứng thú với cách dưỡng da này, lưu ý lựa chọn những sản phẩm xịt dưỡng ẩm có thành phần đơn giản, lành tính với các chiết xuất như trà xanh, mật ong, nho, cam thảo… Nhớ tránh những loại xịt dưỡng ẩm chứa nhiều cồn hoặc nhiều tinh dầu vì có khả năng gây kích ứng da nếu dùng quá nhiều.