Có nên tẩy trắng da hay điều trị sạm nám bằng laser? Dù hiệu quả tức thời nhưng laser vẫn tồn tại những rủi ro về tổn thương da và nám da sậm màu?

tay-trang-da-bang-laser-loi-va-hai

Khi bạn không thể kiên nhẫn với các giải pháp điều trị nám da thông thường như sử dụng kem dưỡng bên ngoài và viên uống bên trong, đa số mọi người thường sẽ tìm đến những giải pháp cấp tốc và mạnh mẽ hơn như tái tạo da bằng laser - phương thức sử dụng các chùm tia ánh sáng ngắn tập trung để loại bỏ lớp tế bào da hư tổn không mong muốn.

Công nghệ laser thực chất đã được sử dụng từ rất nhiều năm qua, không chỉ để điều trị nám sạm da, cải thiện làn da không đều màu, nhiều đốm nâu mà còn chuyên trị những vấn đề da khác như đường nhăn, nếp nhăn và mụn trứng cá. Việc điều trị bằng laser được cho là có thể loại bỏ đi lớp biểu bì trên bề mặt đồng thời làm nóng lớp hạ bì bên dưới, kích thích sự phát triển của tế bào da mới.

Dù có rất nhiều spa cao cấp sử dụng phương pháp này như 1 giải pháp hiệu quả để làm sáng da và mờ đốm nâu, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cũng chính phương pháp này có thể làm da sạm nám nhiều hơn khi rơi vào trường hợp viêm da sau điều trị, đặc biệt phổ biến ở những người có tone màu da sẫm.

Những trường hợp nám da nội tiết, nám lâu năm cũng thường khó duy trì kết quả lâu dài chỉ bằng phương pháp laser.

Làm trắng da bằng laser

Công nghệ tái tạo da bằng laser vốn đã được giới thiệu vào những năm 1980, khi laser cacbon dioxide lần đầu được sử dụng để cung cấp các chùm ánh sáng liên tục đến da.

Phương pháp điều trị này sau đó đã được sửa đổi do tỷ lệ gây ra tác dụng phụ khá cao, bao gồm cả việc để lại sẹo trên da. Sau đó, một thế hệ laser cacbon dioxide mới và laser erbium đã ra đời, cem như 1 phương pháp thay thế có thể mang lại năng lượng ánh sáng bước sóng ngắn để loại bỏ lớp sừng ở da một cách kiểm soát hơn.

tay-trang-da-bang-laser-loi-va-hai

Phương pháp này được xem là hiệu quả nhất, thời gian phục hồi kéo dài từ 2 - 3 tuần, tuy vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro.

Những năm gần đây, các phương pháp làm trắng da bằng laser cũng được cải tiến nhiều theo phương pháp không phân hủy và phân tán nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như rút ngắn thời gian phục hồi của da.

Tuy nhiên, để biết chính xác mình có nên thử áp dụng phương pháp laser này hay không, hãy cùng xem thử lợi thế và nhược điểm của việc làm trắng da hay trị nám bằng laser là gì nhé!

Ưu điểm của laser:

Kết quả nhanh

Nếu bạn nào từng thử điều trị nám da bằng kem dưỡng thông thường đều phải công nhận rằng đây là 1 quá trình rất kiên trì, có thể kéo dài từ vài tháng, nửa năm cho đến vài năm, tùy tình trạng nám da của mỗi người.

tay-trang-da-bang-laser-loi-va-hai

tay-trang-da-bang-laser-loi-va-hai

Việc điều trị nám da bằng kem thoa ngoài tuy hiệu quả nhưng cần thời gian khá lâu

Tuy nhiên điều trị nám bằng laser sẽ diễn ra nhanh chóng và có thể nhìn thấy được ngay kết quả chỉ sau vài lần áp dụng.

Sau điều trị, làn da sẽ sáng nhưng mỏng hơn và cần được nuôi dưỡng lại trong 3 - 6 tháng. 

Kết quả khả quan

Trong khi không hẳn sản phẩm dưỡng trắng trị nám thoa ngoài nào cũng mang đến hiệu quả như nhau, người dùng phương pháp laser lại cho rằng phương pháp này hoạt động tốt và hiệu quả cả với các vấn đề da như đường nhăn, nếp nhăn, xóa sẹo mụn trứng cá, sữa chửa tổn thương da do ánh nắng mặt trời cũng như giảm sự xuất hiện của đốm nâu trên da.

Trợ giúp chuyên nghiệp

Sau điều trị bằng laser, bạn cũng sẽ được các chuyên gia giám sát, theo dõi nhằm phòng ngừa các biến chứng hay hỗ trợ các vấn đề phát sinh khác.

Nhược điểm của laser:

Chi phí cao

1 trong những yếu tố có thể làm bạn phải suy nghĩ lại về việc chọn phương pháp laser đó chính là chi phí điều trị thường rất cao. Chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào diện tích da được điều trị và loại laser được sử dụng. Mức giá có thể dao động từ 500$ - 3500$...

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Những tác dụng phụ thông thường một bệnh nhân có thể nhìn thấy khi điều trị bằng laser đó chính là da tấy đỏ. Trước khi điều trị, bạn cũng có thể sẽ được bác sĩ cân nhắc về việc laser có thể gây phồng rộp da, để lại sẹo, tổn thương da, sưng tấy lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng da khác ngoài ý muốn.

Vì laser làm gián đoạn cấu trúc của tế bào dưới da, do đó nó cũng làm hư tổn các tế bào tạo ra melanin. Trong một số trường hợp, điều này có thể vô tình làm tăng sản xuất melanin, khiến da sậm màu hơn hoặc làm da trắng hơn ở một số nơi hay còn gọi là mất sắc tố da.

Thời gian phục hồi

Sau khi sử dụng laser để tái tạo da. Da có thể phản ứng theo những cách khác nhau. Hầu hết những người điều trị đều cho rằng phương pháp này như một vết bỏng da nhẹ kèm theo cảm giác ngứa ran. Da có thể đỏ và sưng sau điều trị, ngứa và châm chích vài ngày sau đó. Bạn cũng có thể có xu hướng mệt mỏi kéo dài.

Việc điều trị 1 vùng da nhỏ có thể cần 1 hay 2 ngày chăm sóc da kỹ càng nhưng phương pháp điều trị toàn mặt lại cần vệ sinh da đúng chuẩn trong 7 - 21 ngày để tránh viêm nhiễm hay tổn thương da khác.

Một vài phương pháp điều trị tích cực đôi khi cũng có thể làm da khô, làm chảy máu hoặc tràn dịch từ khu vực điều trị, càng dễ gây nguy cơ để lại sẹo cao. 

Sau khoảng 5 ngày đến 1 tuần da sẽ càng khô, nhưng nếu sau đó da phục hồi, da sẽ sáng hơn và trẻ hóa hơn trong vài tháng.

Sau điều trị laser, da thường nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy bạn cũng nên hạn chế ra nắng và tích cực sử dụng kem chống nắng với SPF30 trở lên mỗi ngày để đảm bảo chắc chắn làn da được bảo vệ tối đa, ngăn ngừa nám da tái phát hay da tổn thương tiếp tục do tia UV.

Và 1 trong những điều bạn cần cân nhắc kỹ đó chính là, nám da nếu phát sinh do yếu tố nội tiết sẽ dễ dàng tự tái phát sau một thời gian, dù bạn có hay không sử dụng phương pháp laser.

tay-trang-da-bang-laser-loi-va-hai

- www.moontruong.com -