Lông mi thường xuyên gãy rụng? Đó có thể là do bạn đã gặp phải 1 trong 7 nguyên nhân sau đây khiến nang lông chịu ảnh hưởng và sợi mi yếu mềm hơn thông thường.
Sở hữu hàng lông mi dài, dày và rậm, cong vút là điều hầu hết phụ nữ đều mong muốn. Tuy nhiên, không như tóc, lông mi khá mỏng manh và rất dễ gãy rụng, nhất là khi bạn không chăm sóc đúng cách và lạm dụng các sản phẩm trang điểm không lem trôi, chống nước cao. Dù cùng một thời gian phát triển, độ dài của lông mi cũng được cho là ngắn hơn gấp nhiều lần so với khả năng phát triển của tóc. Lông mi rụng đi cũng cần 1 khoảng thời gian dài nhất định trước khi hình thành mới. Do vậy, việc ngăn ngừa lông mi gãy rụng là 1 bước vô cùng cần thiết nếu bạn không muốn vô tình 1 ngày đẹp trời nào đó hàng lông mi chỉ còn vài sợi lưa thưa.
Ngoài một vài trường hợp lông mi rụng tự nhiên, nếu bạn chưa thể xác định được vì sao lông mi mình lại thường xuyên hư tổn như vậy, hãy thử xem qua top 7 nguyên nhân mà Moon nêu dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến lông mi gãy rụng
Tinh trạng mắt
Viêm mí mắt có thể là 1 trong những nguyên nhân gây rụng lông mi
Tình trạng mắt ở đây Moon muốn nói đến bao gồm các trường hợp viêm và nhiễm trùng mắt. Những bệnh phổ biết nhất liên quan đến rụng lông mi có thể kể đến như viêm bờ mi mãn tính - 1 trạng thái viêm mí mắt định kỳ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có sự phát triển quá mức của 1 loại vi khuẩn thường được tìm thấy trên da.
1 lý do khác là sự tắc nghẽn của tuyến dầu mí mắt hoặc dị ứng da khiến mí mắt ngứa, đó, sưng, nang lông viêm và lông mi rụng.
Trong một số trường hợp, nếu rụng lông mi do viêm lặp đi lặp lại có thể phá hủy cả các nang lông. Một vài trường hợp khác, lông mi cũng có thể rụng đi chỉ vì tác động từ động tác dụi mắt khi mắt chúng ta bị kích thích bởi một vài yếu tố bên ngoài.
Tình trạng của da
Viêm da dị ứng (hay còn gọi là eczema), viêm da tiết bã, bệnh vẩy nến, rụng tóc thùy trán sau mãn kinh (1 dạng hói đầu của nữ)...đều là những vấn đề về da có liên quan đến hiện tượng rụng lông mi. Trong hầu hết các trường hợp này, lông mi thường xuyên mất đi khi bạn liên tục gãi, cọ xát để giảm cảm giác ngứa ngáy do viêm da gây ra.
Mãn kinh
Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh thường rất hay gặp phải hiện tượng tóc trên da đầu, lông mày, lông mi đều trở nên mỏng yếu và kém bền vững. Nhất mất mát, hao hụt về lượng estrogen chính là nguyên nhân gây ra sự phá hủy nang lông, lông, tóc mỏng và dễ gãy rụng.
Rối loạn hệ thống nội tiết tố
Rối loạn tuyến giáp, cường giáp, suy giáp là những trường hợp có thể ảnh hưởng đến nang lông, gây rụng lông mi.
Ngoài ra còn có 1 loại rối loạn tự miện dịch khác được gọi là rụng tóc từng vùng cũng có thể dẫn đến hiện tượng gãy rụng lông mi. Lúc này các tế bào miễn dịch sẽ tấn công các nang lông khiến sợi mi rơi ra. Hiện tượng nãy cũng xảy ra tương tự với nang tóc và nang lông mày, nang vùng râu.
Ảnh hưởng của thuốc
Tuy thuốc dùng để điều trị bệnh, tuy nhiên không may là, có một số loại thuốc được sản xuất nhằm cải thiện một số yếu tố trong cơ thể và dẫn đến việc gây ra rụng lông mi.
Một số sản phẩm thuốc cũng có thể gây rụng lông mi
Nghiên cứu cho thấy các sản phẩm thuốc uống ngừa mụn như isotretinoin, một số loại thuốc chống đông máu, thuốc giảm cholesterol, thuốc cân bằng tuyến giáp, thuốc hạ huyết áp...đều có liên quan đến việc lông mi rụng nhiều, mặc dù một vài trường hợp sau đó khi ngưng sử dụng thuốc, lông mi lại mọc trở lại.
Một số trường hợp đặc biệt, lông mi có thể mất đi khi bạn trong quá trình điều trị, xạ trị ung thư. Không chỉ lông mi, lông mày và tóc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề trong khoảng thời gian này. Đó là lí do vì sao nhiều bệnh nhân mất hoàn toàn tóc, lông mi, lông mày trên cơ thể. Nhưng khi hóa trị hoàn thành, tóc, mi, mày cũng bắt đầu mọc trở lại.
Nếu muốn kết quả nhanh chóng hơn hay cải thiện tình trạng lông mi mọc chậm trở lại, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về các sản phẩm chuyên hỗ trợ vấn đề này sau điều trị.
Dị ứng với mascara
Hầu hết các sản phẩm mascara trang điểm thường chứa rất nhiều thành phần hóa học trong đó. Những chất này có thể sẽ tác động làm lông mi rụng. Một số hóa chất còn có thể gây ra dị ứng da. Nếu bạn thuộc tuýp da dễ dị ứng với bụi, nên tránh sử dụng mascara.
Hóa chất trong mascara có thể gây viêm mí mắt khiến lông mi gãy rụng
Chất gel của mascara cũng có thể gây viêm da và viêm kết mạc cũng như viêm da tiếp xúc vùng mi mắt. Viêm kết mạc xuất hiện thường khi các chất gây dị ứng từ trong mascara rớt ra và rơi vào mắt, lúc này bạn sẽ thấy kết mạc mắt trở nên khó chịu, đỏ ngứa.
Việc tẩy trang không sạch vào cuối ngày, khiến lớp mascara lưu lại lâu trên mi mắt cũng là nguyên nhân dễ khiến lông mi chịu tác động trở nên yếu và rụng thường xuyên.
Nếu bạn có sở thích nối, cấy mi, đây cũng là nguyên nhân gây hư tổn lông mi nặng nề đấy nhé! Moon đã từng gặp rất nhiều trường hợp sau khi cấy, nối mi 1 thời gian, cả sợi mi giả và mi thật đều rụng đi dễ dàng.
Bệnh Trichotillomania Tangle hay còn gọi là bệnh nghiện giật tóc
Khi tham khảo các thông tin về hiện tượng hói đầu, rụng tóc ở nữ giới, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy các thông tin liên quan đến căn bệnh này.
Hội chứng Trichotillomania Tangle khiến người bệnh có thói quen kéo, bứt tóc, mi, mày
Đây là 1 hội chứng xấu, 1 dạng rối loạn đặc trưng khiến người mắc bệnh thường không thể tự kiềm chế, thôi thúc bản thân kéo đứt lông, tóc trên cơ thể. Bệnh có thể phát triển từ 1 thói quen nào đó chẳng hạn như xoắn tóc, vuốt dọc lông mi, lông mày, dần tạo thành thói quen khó bỏ, chỉ khi kéo, nhỏ tóc, mi, mày mới cảm thấy dễ chịu.
Các nghiên cứu vẫn chưa giải thích được hiện tượng này chỉ có thể nhận xét phụ nữ rất thường mắc phải hội chứng này hơn nam giới vì có xu hướng hướng nội.
Ngoài 6 nguyên nhân trên, như Moon có đề cập, lông mi hoàn toàn có thể rụng đi theo một cách rất tự nhiên cũng tương tự như với tóc. Sau quá trình này, lông mi cũng sẽ phát triển trở lại. Có rất nhiều yếu tố môi trường có thể làm lông mi rụng chẳng hạn như nguồn nước bẩn, vệ sinh da vùng mắt quá mạnh tay. Việc cố gắng cọ xát, dụi mắt cũng làm lông mi rơi rụng.
Bạn thuộc nguyên nhân nào trong 7 nguyên nhân trên đây? Hãy thử xác định và xem bạn cần những giải pháp ngăn ngừa, điều trị nào cho hàng lông mi thường xuyên gãy rụng của mình nhé!
Những giải pháp điều trị cho lông mi gãy rụng
Mặc dù xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng mi, tuy nhiên việc xem xét liệu giải pháp cải thiện nào thích hợp nhất với bạn đôi khi lại khá khó, vì có thể cùng 1 giải pháp, có giải pháp phù hợp với người này lại không hợp với người khác.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy hàng lông mi dễ dàng rơi rụng hơn bình thường, điều đầu tiên bạn có thể làm đó là đến gặp ngay bác sĩ trước khi mọi thứ trở nên nặng hơn. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân chính xác vì sao lông mi hư tổn và lên 1 kế hoạch điều trị hợp lý dành cho bạn. Chẳng hạn như:
- Nếu nhiễm trùng mắt mãn tính, bạn có thể giải quyết bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp
- Nếu do các điều kiện ngoài da, bạn sẽ được điều trị nhằm giảm tác động của những yếu tố này.
- Nếu do đang trong thời kỳ mãn kinh, liệu pháp thay thế hormone có thể giúp tạo nên sự khác biệt.
Đừng quên tẩy trang sạch vùng mắt vào cuối ngày 1 cách nhẹ nhàng
- Thay vì kéo giựt lông mi giả hay lớp gel mascara, bạn chỉ cần chọn dùng 1 sản phẩm tẩy trang tốt là đã có thể làm sạch vùng mắt lại vừa đảm bảo không làm rụng mi thường xuyên
- Sử dụng các sản phẩm giúp tăng trường lông mi chẳng hạn như Latisse, Revitalash...cũng là những gợi ý hay giúp bạn khôi phục lại nhanh chóng hàng mi thưa ngắn của mình, làm mi dài và dày hơn trông thấy. Tuy nhiên kết quả này còn tùy thuộc vào sự thích nghi làn da của mỗi người với thành phần thuốc nữa nhé.
Ngoài ra còn có 1 số phương pháp khắc phục tình trạng rụng lông mi khác đó chính là cấy ghép lông mi từ tóc hoặc lông màu. Tuy nhiên Moon khuyên nên hạn chế áp dụng giải pháp này vì không chỉ tốn kém, những trường hợp cấy ghép không thích hợp, sợi mi cấy vào có thể rũ xuống và đâm vào phía trong mắt, gây viêm đỏ mắt cũng như dẫn đến nhiều tình huống xấu khác.