Bạn có biết vì sao mình sử dụng kem chống nắng lại xuất hiện mụn trên da? Hãy thử đọc để hiểu và bảo vệ làn da hiệu quả tốt hơn mỗi ngày!

vi-sao-su-dung-kem-chong-nang-lai-bi-mun

Chống nắng là 1 trong những bước bảo vệ da vô cùng quan trọng. Chỉ cần giúp da hạn chế việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tối đa, đặc biệt là vào những khung giờ đỉnh điểm như 9 - 15g hằng ngày, Moon tin chắc bạn có thể sở hữu được làn da sáng khỏe và trẻ trung hơn bao giờ hết, tất nhiên phải loại trừ các yếu tố gây sạm và lão hóa da khác từ nội tiết bên trong cơ thể và ảnh hưởng của bệnh tật, tác nhân bên ngoài: khói thuốc, ô nhiễm môi trường, di truyền...

Ngoài việc tránh nắng và sử dụng các biện pháp khác như nón mũ, kiếng mát, quần áo dài tay... sử dụng kem chống nắng là 1 trong những biện pháp được khuyên nên áp dụng và hình thành thói quen, đưa vào quy trình chăm sóc da hằng ngày. Tuy nhiên, một điều khiến nhiều bạn gái lo âu khi dùng kem chống nắng đó là khả năng làm phát sinh mụn trên da. Nếu bạn đã từng rơi vào trường hợp này, bạn có biết đó là vì sao? Làm thế nào để sử dụng kem chống nắng hiệu quả và duy trì làn da khỏe khoắn mỗi ngày, dùng kem chống nắng mà vẫn vô tư vô lo? 

Vì sao sử dụng kem chống nắng lại bị mụn?

Như chúng ta đẵ biết, kem chống nắng được chia thành 2 nhóm chính là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. 

Các sản phẩm chống nắng vật lý thường hoạt động dựa theo cơ chế phản xạ ngược lại tia UV chiếu đến bề mặt da. Những sản phẩm chống nắng vật lý sử dụng chủ yếu 2 thành phần Zinc Oxide và Titanium Dioxide. Sản phẩm chống nắng vật lý có khuynh hướng không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và giữ hiệu quả lâu hơn trong ngày. Tuy nhiên bạn thường chỉ gặp 1 vài khuyết điểm nhỏ với các sản phẩm này chẳng hạn như hơi khô da, tạo cảm giác da trắng hơn.

vi-sao-su-dung-kem-chong-nang-lai-bi-mun

Riêng kem chống nắng hóa học lại hoạt động theo cơ chế hấp thụ tia UV. Thành phần chống nắng hóa học cũng vô cùng đa dạng và các chuyên gia cho rằng, các thành phần này ít có độ an toàn hơn, đặc biệt khi sử dụng cho da mụn trứng cá và thường nên test thử sản phẩm để xác định xem làn da của bạn có phù hợp hay không.

Một số sản phẩm chống nắng hóa học an toàn cho mọi loại da nhưng 1 số khác lại dễ gây kích ứng hay hình thành mụn dưới da. Và thông thường, kem chống nắng hóa học bắt đầu phân hủy khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do đó thường chỉ hiệu quả tốt trong 2 giờ, đó là lí do vì sao bạn thường được khuyên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 - 3 giờ. Bù lại, kem chống nắng hóa học lại tạo cảm giác trong suốt trên da, hấp thụ vào da nhanh chóng và có xu hướng giữ ẩm cho da tốt hơn sản phẩm chống nắng vật lý.

vi-sao-su-dung-kem-chong-nang-lai-bi-mun

Một số thành phần chống nắng và khả năng chống tia UVA/UVB

Bên cạnh đó, các sản phẩm chống nắng hiện nay đa phần đều mong muốn sở hữu thêm khả năng chống nước cao, nhằm tạo sự phù hợp cho người dùng với nhu cầu sử dụng khi đi biển, chơi thể thao, khi ra nhiều mồ hôi mà vẫn bảo vệ da tốt và kéo dài thời gian sử dụng kem chống nắng lâu hơn. 

Các sản phẩm này thường có các nhãn như "water-resistant," "very water-resistant," hay "waterproof" và thường chứa các thành phần có khả năng tạo lớp chống thấm trên da. Mặc dù tiện lợi nhưng các thành phần này có thể lại là 1 trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá khi dùng kem chống nắng.

vi-sao-su-dung-kem-chong-nang-lai-bi-mun

Kem chống nắng Obagi - sản phẩm chống nắng hỗn hợp, mang đặc tính chống nắng vật lý và vả hóa học

Ngoài ra, kem chống nắng cũng được thiết kế đặc biệt khó rửa trôi trong nước cũng nhằm giúp phát huy đặc tính bảo vệ da lâu hơn trong ngày và chống nước tốt trong mọi hoạt động, do đó vào cuối ngày, kem chống nắng nên được loại bỏ phù hợp, không chỉ bằng nước sạch hay bằng sữa rửa mặt thông thường mà bằng cả các sản phẩm tẩy trang chuyên dụng. Cảm giác da sạch sau rửa mặt với sữa rửa mặt không đủ đảm bảo rằng làn da đã được loại bỏ hoàn toàn lớp chống nắng. Nếu lớp này còn lưu lại trên da, các thành phần chống nắng hóa học tích tụ lâu ngày cũng là nguyên nhân làm phát sinh mụn.

Vì đặc tính khó loại bỏ, khi tẩy trang và làm sạch da, bạn cũng nên nhẹ nhàng massage đều tay nhằm tránh tạo ra các kích ứng không cần thiết khi cố loại bỏ lớp chống nắng và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá đã có trên da.

Và làm thế nào để sử dụng kem chống nắng như thế nào là hiệu quả

Dùng bao nhiêu là đủ?

Để đạt được khả năng chống nắng như thông số trên bao bì sản phẩm, bạn phải dùng 1 lượng phù hợp, không phải ít hơn cũng không phải quá nhiều.

Moon từng viết 1 số bài chia sẻ, lượng phù hợp cho khuôn mặt của chúng ta là tương đương khoảng 1 đồng xu, tương đương khoảng ¼ cho đến ⅓ muỗng cà phê. Nếu dùng cho toàn thân thì cần khoảng 30ml cho 1 người có trọng lượng cơ thể trung bình khoảng 68kg. Nếu dùng ít hơn lượng này (hầu hết mọi người đều dùng ít hơn), bạn chỉ nhận được khoảng 1/4 khả năng bảo vệ của thông số trên sản phẩm.

Sử dụng khi nào?

Với kem chống nắng, nên sử dụng 20 - 45 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu kem chống nắng vật lý có thể bắt đầu bảo vệ da ngay sau khi sử dụng thì sản phẩm chống nắng hóa học lại cần tối thiểu 15 phút để phát huy hiệu quả. Do đó, theo Moon, các sản phẩm chống nắng cứ nên dùng trước 1 khoảng thời gian nhất định để đảm bảo rằng các sản phẩm này đã sẵn sàng bảo vệ da ngay khi bạn ra nắng.

Sử dụng trong bao lâu?

Kem chống nắng vật lý cần thoa lại mỗi khi da tiếp xúc với nước, ra nhiều mồ hơi hay lau khô. Nếu không, sản phẩm không thể hoạt động tốt và bảo vệ da cả ngày dài.

Kem chống nắng hóa học như Moon nói ở trên thường giảm khả năng bảo vệ sau khi tiếp xúc với ánh nắng sau 2 giờ. Nếu sử dụng kem chống nắng hóa học vào buổi sáng và ra nắng ít hơn 2 giờ, hoàn toàn không sao. Tuy nhiên nếu ra nắng nhiều, cơ thể ướt hay ra mồ hôi hay đã qua lau khô, bạn nên thoa lại kem chống nắng hóa học sau mỗi 2 giờ.

vi-sao-su-dung-kem-chong-nang-lai-bi-mun

- www.moontruong.com -