Mang thai là giai đoạn nám sạm da dễ xuất hiện. Làm thế nào để ngăn ngừa, hạn chế và cải thiện tình trạng này nhanh chóng?
Nám da là 1 hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong và sau giai đoạn mang thai. Nhiều chị em vì nôn nóng và không hiểu rõ nguyên nhân, áp dụng sai cách điều trị và chăm sóc, khiến vùng nám da ngày càng lan rộng và trở nên trầm trọng hơn. Do đó, Moon muốn viết 1 bài viết ngắn, tổng hợp 1 vài vấn đề mà có thể bạn cũng đang băn khoăn, từ đó tìm ra hướng đi đúng nhất trong điều trị nám da sau sinh tại nhà hiệu quả. Chúng mình cùng thử xem nhé!
Có bình thường không khi sau sinh da xuất hiện những mảng tối màu?
Điều này hoàn toàn là 1 hiện tượng rất tự nhiên, phổ biến ở phụ nữ mang thai khi xuất hiện các khu vực da nổi các đốm nâu, hình thành các vùng da tối sạm màu thường được gọi là mặt nạ thai kỳ. Các báo cáo cho rằng, khoảng 50 - 70% phụ nữ mang thai sẽ có hiện tượng sạm nám da này. Tuy nhiên thời điểm này chưa chính thức gọi là nám da. Hiện tượng này có thể mất đi hoặc tiến triển trầm trọng hơn sau sinh.
Phụ nữ có làn da sẫm màu hơn thường dễ mắc phải hiện tượng này so với người có làn da trắng sáng. Do đó những phụ nữ La Tinh, Bắc Phi, châu Á, người Mỹ gốc Phi, Trung Đông và gốc địa Trung Hải thường có khả năng cao bị sạm nám da sau sinh. Bạn cũng có thể dễ dàng phát triển nám da nếu trong gia đình có người từng bị nám. Những ảnh hưởng của nám da có thể trở nên rõ rệt hơn với từng thời kỳ mang thai khác nhau.
Những vùng da này thường có màu nâu hay xám nâu, xuất hiện đối xứng trên mặt. Các đốm nâu cũng có thể hình thành ở vùng da trên môi, mũi, gò má, trán và đôi khi trong hiện hữu dưới hình dạng một chiếc mặt nạ. Nám da thường sẽ xuất hiện nhiều nhất là vùng da trên má hoặc dọc theo đường viền xương hàm dưới. Cẳng tay và các bộ phận khác của cơ thể - những khu vực thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là những khu vực dễ xuất hiện vùng da sạm màu.
Những khu vực vốn sẵn gia tăng sắc tố chẳng hạn như đầu ngực, tàn nhang, sẹo trên da, bộ phận sinh dục...cũng sẽ trở nên sậm màu hơn khi mang thai. Hiện tượng này cũng xảy ra ở những khu vực thường xuyên xảy ra ma sát như vùng da dưới cánh tay, vùng da bên trong đùi.
Hormones có thể là 1 trong những nguyên nhân gây ra nám da thời kỳ mang thai
Những thay đổi này có thể bị kích thích do những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, tác động làm gia tăng tạm thời việc sản xuất hắc tố melanin của tế bào melanocytes trong cơ thể. Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời cũng đóng vai trò là 1 trong những nguyên nhân gây sạm nám da thời kỳ này.
Thông thường, các khu vực gia tăng sắc tố có thể sẽ mờ đi dần trong vòng một vài tháng sau sinh, da nhanh chóng trở về trạng thái sáng mịn bình thường, tuy nhiên cũng có 1 phần lớn phụ nữ, làn da gần như không thay đổi, nám sạm da không hế biến mất kể cả sau sinh một thời gian dài.
Những đường tối màu chạy dọc xuống bụng
Bình thường ở mọi phụ nữ từ vùng rốn xuống bụng thường có 1 đường chỉ mờ chạy dọc gọi là Linea Negra. Khi bước vào giai đoạn mang thai, cũng theo cơ chế gia tăng sản xuất melanin giống với các vùng da khác trên mặt, đường này sẽ dần sậm màu hơn. Những đường này cũng có thể mờ đi sau vài tháng sinh em bé.
Bạn có thể làm gì để ngăn ngừa tình trạng đổi màu da trong quá trình mang thai?
Giai đoạn mang thai thường sẽ rất khó để sử dụng các sản phẩm dược hay mỹ phẩm. Do đó, mặc dù có thể sau một thời gian sau sinh, nám sạm da sẽ thuyên giảm, tuy nhiên trong giai đoạn chờ đợi, bạn vẫn có thể làm 1 số phương pháp nhỏ nhằm giảm thiểu hiện tượng này một cách an toàn, chẳng hạn như:
- Tự bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời. Điều này rất quan trọng bởi vì càng để da tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím càng làm gia tăng lượng hắc sắc tố sản sinh. Do đó ngoài mỹ phẩm, kem chống nắng phổ rộng là sản phẩm duy nhất bạn nên sử dụng vào thời gian này mỗi ngày, với SPF từ 30 trở lên, với thành phần chính có chứa Titanium Dioxide hoặc Zinc Oxide - 2 thành phần được coi là an toàn trong thời gian mang thai, bất kể thời tiết có nắng hay không và bôi lại thường xuyên trong ngày nếu bạn ở ngoài.
Trong thực tế, ngay cả khi bạn không có kế hoạch ra khỏi nhà hay dành nhiều thời gian bên ngoài vẫn nên duy trì thói quen sử dụng kem chống nắng vào mỗi sáng.
Học viện Da Liễu Mỹ The American Academy of Dermatology cảnh báo rằng làn da da sẽ tiếp xúc với 1 lượng đáng kể tia UV kể cả khi bạn chỉ làm những việc đơn giản như đi bộ xuống phố, ngồi trong xe hơi hay ngồi gần cửa số.
Khi ra ngoài, ngoài kem chống nắng, đừng quen che chắn và đội mũ rộng vành, cũng như khoác áo dài tay, đồng thời hạn chế thời gian tiếp xúc nắng, đặc biệt là khoảng thời gian 10:00-14:00 hằng ngày. Và chắc chắn rằng bạn sẽ không đến những salon tắm nắng nhân tạo hay sử dụng sản phẩm làm rám màu da nhé.
Nếu cần ra ngoài, bạn có thể tham khào 1 sản phẩm trang điểm che khuyết điểm để che đi tạm thời những đốm nâu và vùng da này. Tránh sử dụng sản phẩm tẩy trắng da khi đang mang thai.
Tránh sử dụng sản phẩm tẩy trắng da khi đang mang thai
Sau khi sinh bạn nên làm gì?
Ngay cả sau khi sinh cũng đừng quên tiếp tục chống nắng bảo vệ da bằng kem chống nắng và quần áo bảo vệ, tránh ra ngoài vào buổi trưa, ,vùng da sạm màu và có đốm nâu sẽ dần mờ đi mà không có bất cứ điều trị nào.
Với 1 số phụ nữ, các sản phẩm thuốc tránh thai có chứa estrogen hay các liệu pháp thay thế hormone cũng có thể góp phần làm trầm trọng hơn hiện tượng sạm nám da. Nếu những dấu hiệu này xuất hiện, bạn hãy thử chọn cho mình 1 phương pháp tránh thai khác. Thời điểm mang thai, lượng estrogen ở phụ nữ cũng được cho là cao hơn so với những thời điểm thông thường khác.
Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng đại đa số nám da là mãn tính và có thể kéo dài trong nhiều năm liền.
Nếu tình trạng da không thuyên giảm, đốm nâu và vùng da sạm màu vẫn hiện diện sau vài tháng sau sinh, hãy gặp bác sĩ da liễu để chọn lựa các phương pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như việc sử dụng kem tẩy trắng có chứa Hydroquinone (1 số ít sản phẩm này cũng tích hợp thành phần chống nắng), một loại thuốc bôi có chứa Tretinoin (Retin-A), vitamin C nồng độ cao, Azelaic Acid hoặc sản phẩm lột tẩy hóa học như Glycolic Acid. Tất nhiên nếu bạn đang cho bé bú hoặc dự định có thai lần nữa, hãy chắc chắn các chuyên gia chăm sóc cho bạn cũng biết điều này và kiểm tra kỹ càng trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị không dùng toa.
Khi điều trị nám đừng mong đợi kết quả ngay lập tức, có thể bạn sẽ phải mất nhiều tháng liền để thấy được sự cải thiện của làn da. Trong những trường hợp bất khả kháng và hiếm hoi, bác sĩ da liễu có thể sẻ sử dụng đến phương pháp điều trị bằng laser để làm sáng vùng da sậm màu, nhưng đó thường không phải là sự lựa chọn đầu tiên, an toàn và hoàn hảo nhất.
Dù phương pháp bạn chọn lựa là gì, chống nắng vẫn là thói quen cực kỳ quan trọng mà bạn nên duy trì cả trong thời gian điều trị và sau đó. Nếu đã điều trị nám da, để làn da tiếp tục tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời sẽ khiến các phương pháp trở nên vô hiệu.
Những thay đổi này của da có phải là dấu hiệu của bệnh tật?
Theo Moon được biết, cũng là sạm nám da, tuy nhiên một số trường hợp có sự thay đổi màu da lại là dấu hiệu của ng thư da hoặc các bệnh khác nếu thay đổi sắc tố có kèm theo cảm giác đau đớn, đỏ da, chảy máu hoặc có sự thay đổi trong màu sắc, hình dạng và kích thước của nốt ruồi. Khi dó, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để có thể xác định nguyên nhân thay đổi này và chọn lựa giải pháp điều trị thích hợp.