1 tỷ lệ khá lớn mỹ phẩm hiện nay đều thể hiện "Fragrance" trong danh sách thành phần trên bao bì. Liệu "Fragrance" này có thực sự gây hại cho da hay hoàn toàn không ảnh hưởng gì đáng kể đến làn da người dùng?

nhung-anh-huong-cua-huong-lieu-trong-my-pham

Moon thường khuyên bạn nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm có mùi hương nồng, đặc biệt là những bạn có làn da nhạy cảm càng nên hạn chế hoặc ít nhất nên thử test sản phẩm lên 1 vùng da mỏng trong 24g trước khi chính thức sử dụng để đảm bảo làn da hoàn toàn thích hợp với sản phẩm. Tuy nhiên thực tế 1 tỷ lệ khá lớn mỹ phẩm hiện nay đều thể hiện "Fragrance" trong danh sách thành phần trên bao bì. Liệu "Fragrance" này có thực sự gây hại cho da hay hoàn toàn không ảnh hưởng gì đáng kể đến làn da người dùng? 

Hương liệu trong mỹ phẩm

Thông thường, hương liệu được thêm vào sản phẩm chăm sóc da nhằm lấn áp mùi tự nhiên không được dễ chịu cho lắm của những thành phần khác cấu tạo nên sản phẩm. Có rất nhiều quan điểm và nghiên cứu cho rằng da nhạy cảm thực sự không thể tiếp nhận những thành phần này tốt, những loại da khác có thể không có biểu hiện gì về ảnh hưởng khi dùng sản phẩm có chứa hương liệu, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy những thành phần "Fragrance đi vào cơ thể và lưu lại trong 1 khoảng thời gian dài sau khi chúng ta sử dụng.

Mặc dù các thương hiệu có thể gọi đó là "natural fragrance" nhưng thỉnh thoảng chúng cũng có thể chứa thành phần hóa học vừa để nâng cao đặc tính sản phẩm vừa để hương liệu này dễ dàng hòa tan cùng sản phẩm.

Những ảnh hưởng của hương liệu trong mỹ phẩm

nhung-anh-huong-cua-huong-lieu-trong-my-pham

"Fragrance" trong sản phẩm thoa ngoài da có thể ví như máy tính trên thế giới vì đều có mặt khắp mọi nơi. Rất khó để lập nên 1 danh sách những người từ chối sử dụng máy tính trong đời sống hằng ngày, tương tự như vậy cũng rất khó để bạn tìm thấy 1 sản phẩm không chứa hương liệu trên thị trường ngày nay. 

Một trong những phản ứng phổ biến nhất mà "Fragrance" tác động lên da dễ nhận biết nhất đó chính là các phản ứng dị ứng nhẹ khác nhau, hoặc từ viêm da, kích ứng cho đến phát ban. Trường hợp sốc phản vệ thường rất hiếm gặp phải.

nhung-anh-huong-cua-huong-lieu-trong-my-pham

"Fragrance" có thể gây viêm da cho đến phát ban

Vì vậy, khi nhiều người cho rằng nguy cơ phản ứng dị ứng với hương liệu là khá thấp, các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ này ước tính vào khoảng 1%.

1 nghiên cứu thực hiện vào năm 1997 cho thấy tỷ lệ này ngày càng cao hơn (ước tính dao động từ 1.7% - 4.1% vào năm 2003.

Alcohol và hóa chất là những chất dễ có mùi hương nhất và như mọi người đều biết, hóa chất có thể gây ra 1 số tác động bất lợi cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều người vẫn dùng tốt các sản phẩm có chứa hương liệu, nhưng ít nhiều bạn vẫn nên cân nhắc và kiểm tra kỹ độ thích ứng của làn da mỗi người với các sản phẩm này trước khi sử dụng.

Một số trường hợp khác, khi sử dụng lâu dài, ảnh hưởng của hương liệu có thể là phá hủy Collagen, làm giảm khả năng tự chữa lành của da, làm da khô và dễ dàng hình thành nếp nhăn.

Tuy nhiên hương liệu đôi khi cũng có thể đến từ các chiết xuất tự nhiên của trái cây, thảo dược, thực vật. Những hương liệu này thường không hẳn là sẽ gây ra kích ứng da nhưng tỷ lệ này thường rất thấp. Nếu là hương hoa tự nhiên và không gây kích ứng cho da, hương liệu đó có thể còn là bí quyết cho 1 tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ hơn khi bạn sử dụng sản phẩm.

Những loại hương liệu khác nhau

Hiện tại theo Moon được biết, Fragrance thường được chia thành 3 loại, I, II và nhóm Others (khác). Lưu ý rằng các nhóm này được phân loại không phải dựa vào những điểm giống nhau ở cấu trúc mà được sắp xếp theo thời điểm phát hiện.

- Fragrance loại Mix I (FM I) là nhóm Fragrance ít có khả năng gây dị ứng da nhất, nhóm này bao gồm: oak moss, isoeugenol, eugenol, cinnamic aldehyde, geraniol, hydroxycitronellal, cinnamic alcohol, và Alpha-amyl cinnamic aldehyde. Nhóm này lần đầu được giới thiệu là vào năm 1977 và đã được công nhận và chấp nhận bởi cộng đồng.

nhung-anh-huong-cua-huong-lieu-trong-my-pham

Nhóm Fragrance Mix I (FM I)

- Fragrance Mix II (FM II) bao gồm: Lyral, citral, farnesol, coumarin, citronellol và cinnamal Alpha-hexyl. Nhóm này được giới thiệu vào năm 2002 sau khi các hợp chất tìm thấy trong FM I và chỉ chiếm khoảng 70% các báo cáo về trường hợp dị ứng do hương liệu gây ra.

nhung-anh-huong-cua-huong-lieu-trong-my-pham

Nhóm Fragrance Mix II (FM II)

- Nhóm Others có khoảng 26 loại hương liệu khác nhau, bao gồm cả 1 số hương liệu đã có trong nhóm FM I và II. Moon sẽ không liệt kê hết tất cả, chỉ nêu 1 số loại thường được sử dụng như benzoyl alcohol, limonene, and linalool. Theo yêu cầu của tổ chức EU Cosmetic Directive vào năm 2005, các sản phẩm mỹ phẩm bán tại châu Âu nếu có chứa bất kỳ hương liệu nào trong 26 hương liệu này ở nồng độ > 10ppm cho sản phẩm lưu lại trên da hoặc >100ppm trong các sản phẩm rửa rôi đều phải được liệt kê trong danh sách thành phần.

* 1 mg/l = 1 ppm

Những lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm

Với những thông tin trên, khi mua sắm mỹ phẩm, từ nay, bạn đã có thể nhận biết đâu là hương liệu không tốt cho làn da của mình rồi nhé. Nhưng hãy nhớ rằng không phải vì bạn không thấy hương liệu được liệt kê trên bao bì, không có nghĩa là thành phần hương liệu nào đó đang ở nồng độ <10ppm hoặc <100ppm tương ứng với sản phẩm lưu lại trên da và sản phẩm rửa trôi.

Nếu như sau bài viết này bạn cho rằng từ bây giờ mình chỉ nên sử dụng sản phẩm không chứa hương liệu thì hãy xem xét thêm các khía cạnh khác:

- Các nghiên cứu chỉ ra rằng 1 vài loại hương liệu thường được sử dụng là những chất giúp tăng cường khả năng thâm nhập và hiệu quả sản phẩm trên thị trường. Chẳng hạn như Limonene có tỷ lệ ER/IP cao nhất (ER/IP = 22.32/5.92 = 3,77; hạng 1) trong 102 chất hóa học hỗ trợ thâm nhập. 

nhung-anh-huong-cua-huong-lieu-trong-my-pham

ER là viết tắt của cụm từ Enhancement Ratio: tỷ lệ tăng cường và được đo bằng sự phá vỡ lớp sừng, nâng cao tính thấm. 

IP là từ viết tắt của Irritation Potential: tiềm năng kích thích, đo  bằng cách ước tính khả năng tồn tại của tế bào biểu bì keratinocytes của con người trong 1 thí nghiệm methyl thiazol tetrazolium (MTT) sử dụng Epiderm.

Tuy nhiên linalool lại cho kết quả xếp hạng thứ 72 và geraniol hạng 53 lại được sử dụng phổ biến hơn cả limonene. Bên cạnh đó tinh dầu bạc hà cũng được xếp vào hạng 99. Tuy nhiên tinh dầu này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến da hay không, chúng ta hãy chờ bài viết sau nhé.

Cuối cùng, trước khi chọn 1 sản phẩm dưỡng nào đó, hãy cân nhắc đến hương liệu được sử dụng. 1 số bài viết cho rằng hương hoa oải hương có thể tạo ra cảm giác thư giãn thì đó là tin tốt, bạn có thể test thử, nếu da không dị ứng, bạn có thể sử dụng bình thường.

Giảm được căng thẳng tinh thần cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Vì vậy bạn có thể chọn dùng 1 sản phẩm kem dưỡng ẩm hương hoa oải hương thơm và tươi mát.

Kết luận

Chung quy lại, theo Moon:

- Nếu bạn dễ bị dị ứng, da nhạy cảm, bạn có thể sử dụng sản phẩm có chứa hương liệu FM I, II và tránh nhóm Others để hạn chế những phản ứng dị ứng không mong muốn. Những người không có làn da nhạy cảm vẫn có thể thực hiện tương tự.

- Nếu bạn có làn da không nhạy cảm và tin rằng hương liệu có thể giúp thư giãn tinh thần, gia tăng khả năng thâm nhập và tạo nên mùi hương dịu nhẹ cho khứu giác, Fragrance có thể là 1 điểm tích cực trong quy trình dưỡng da của bạn.

nhung-anh-huong-cua-huong-lieu-trong-my-pham

- www.moontruong.com -