Da khô dễ bong tróc, viêm và kích ứng, thậm chí còn tăng tỷ lệ lão hóa da. Làm thế nào để bảo vệ và chăm sóc da khô hợp lý?
Ngoài da dầu, da hỗn hợp hay da nhạy cảm, da khô cũng là 1 trong những tuýp da rất thường xuyên gặp phải nhiều vấn đề chẳng hạn như da khô nứt, bong tróc, kích ứng, sinh mụn và đặc biệt là da rất dễ lão hóa sớm. Làm thế nào để chăm sóc làn da này thêm hiệu quả, nuôi dưỡng da sáng khỏe tự nhiên, mình cùng xem nhé!
Tổng quan và cách chăm sóc da khô hiệu quả
Để nhận biết làn da khô rất dễ dàng, bạn chỉ cần chạm vào bề mặt da là đã có thể cảm nhận được làn da thô ráp, sần sùi. Thông thường tuýp da này rất dễ thiếu độ ẩm ở lớp tế bào sừng bên ngoài cùng và kéo theo những vùng da khô nứt trên bề mặt.
Da khô thường dễ viêm, kích ứng và lão hóa sớm
Làn da hỗn hợp cũng có nhiều vùng da khô kết hợp, riêng trường hợp da hỗn hợp của Moon, bạn có thể nhận diện vùng này ở những khu vực như 2 bên má. Ở những người có làn da hỗn hợp khác, vùng da khô có thể ở 1 vị trí tương ứng khác biệt.
Da khô cũng có thể được gọi là xerosis, xeroderma hay asteatosis nghĩa là thiếu chất béo.
Ai dễ bị khô da?
Da khô có thể xuất hiện ở bất cứ ai, dù là nam giới hay phụ nữ và ở mọi độ tuổi khác nhau. Theo các nhà khoa học khác biệt chủng tộc cũng sẽ kéo theo sự khác biệt về thành phần nước và lipid của da.
Những trường hợp có thể sở hữu làn da khô có thể kể đến như:
- Da khô tự nhiên
- Da khô thường thấy ở những người bị viêm da dị ứng
- Gần như tất cả mọi người trên độ tuổi 60 đều có làn da khô
Da khô nếu phát triển sau này thường có thể gặp ở những người mắc bệnh hay trong 1 số điều kiện nhất định như:
- Phụ nữ sau mãn kinh
- Suy giáp
- Bệnh thận mãn tính
- Suy dinh dưỡng và giảm cân
- Viêm da cận lâm sàng
- Điều trị bằng thuốc nhất định như Retinoids bằng đường uống, thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế yếu tố cụ thể làm tăng trưởng biểu bì
Những người tiếp xúc với môi trường khô cũng có thể bị khô da như:
- Độ ẩm thấp: ở vùng khí hậu sa mạc hay thời tiết nhiều gió, mát
- Môi trường có điều hòa không khí ở mức quá thấp
- Ảnh hưởng từ nhiệt độ trực tiếp từ 1 đám cháy, quạt sưởi hay việc tắm nước nóng quá mức
- Ảnh hưởng từ xà phòng, chất tẩy rửa và các chất dung môi tại chỗ không phù hợp như rượu
- Kích thích ma sát từ quần áo thô, có khả năng làm mài mòn da
Điều gì khiến da trở nên khô như vậy?
Ngoài những yếu tố trên, các báo cáo về khoa học cũng cho thấy rằng, da khô còn là sản phẩm của những bất thường trong chức năng bảo vệ của lớp sừng, được tạo thành từ corneocytes (các tế bào bị sừng hóa, không có khả năng phát triển và tồn tại độc lập)
- Có sự giảm tổng thể các chất béo trong lớp sừng
- Tỷ lệ Ceramides, Cholesterol và acid béo tự do có thể bình thường hoặc thay đổi
- Có thể có sự giảm tăng sinh của tế bào sừng
- Phân nhóm keratinocyte thay đổi ở da khô với việc giảm keratin K1, K10 và tăng K5
- Involucrin (1 loại protein) có thể hình thành sớm làm tăng độ cứng tế bào
- Do tế bào corneocytes được giữ lại kết hợp với tình trạng giảm khả năng giữ nước của da
Các hình thức bệnh khô da do đột biến trong gen chức năng cũng có thể khiến da trở nên khô ráp bất thường.
Bệnh khô da cũng có thể là do:
- Các yếu tố chuyển hóa: thiếu hụt tuyến giáp
- Bệnh tật: u lympho, bệnh ác tính, nhiễm HIV, sarcoidosis (một căn bệnh gây ra sự tích tụ của các tế bào viêm để tạo thành trong cơ thể)
- Ảnh hưởng của thuốc: Nicotinic Acid, Kava, thuốc ức chế Kinase Protein (chẳng hạn như các chất ức chế EGFR), Hydroxyurea...
Những đặc điểm lâm sàng của da khô
Da khô thường có bề mặt da khá sần, khô thô ráp, có vảy bong tróc nhẹ hoặc nặng. Da không săn chắc và có thể có nhiều vết nứt. Khi da khô trở nên nghiêm trọng có thể kèm theo các triệu chứng viêm, đỏ, ngứa rát da.
Da khô thường ngứa và dễ viêm da
Các đặc điểm lâm sàng của da khô cũng phụ thuộc vào loại hình cụ thể của bệnh khô da.
Các biến chứng của da khô
Như Moon có đề cập, da khô thông thường đã khá khó chịu vì da sần và thô ráp, kém mịn màng, tuy nhiên khi da trở nên quá khô, mất nước và thiếu ẩm, da thường trở nên ngứa, biểu hiện 1 dạng eczema/viêm da.
Các dạng da khô theo Moon biết có thể kể đến như:
- Chàm dị ứng: đặc biệt ở những người mắc bệnh da vảy cá
- Eczema craquelé: đặc biệt hay gặp ở người cao tuổi, hay còn gọi là asteatotic eczema
- 1 dạng khô của viêm da, ở những người rửa mặt quá mức cũng có thể gặp phải hiện tượng này
Trường hợp da khô ở người lớn tuổi, tuy nhứa nhưng không phát ban, đó có thể là tình trạng ngứa da mùa đông, ngứa do tuổi già hoặc ngứa mạn tính của người cao tuổi.
Các biến chứng khác của da khô bao gồm:
- Nhiễm trùng da khi vi khuẩn hay virus xâm nhập thông qua 1 vùng da tổn thương trên bề mặt
- Da nóng, đặc biệt là khi bị bệnh da vảy cá
- Dị ứng thực phẩm chẳng hạn như với đậu phộng
- Liên hệ với 1 số dị ứng khác như với nickel, hiện tượng này cũng liên quan đến việc khiếm khuyết chức năng của hàng rào bảo vệ
Điều trị và chăm sóc da khô như thế nào?
Phương pháp hoàn hảo nhất khi điều trị da khô và da vảy cá đó là dưỡng ẩm hoặc sử dụng các chất làm mềm da. Những sản phẩm này có thể dùng tự do hoặc thường xuyên đủ để giúp:
- Giảm ngứa
- Cải thiện chức năng rào cản
- Ngăn chặn sự xâm nhập của các chất kích thích, vi khuẩn
- Giảm sự mất nước qua da
Nên tập trung dưỡng ẩm cho da khô
Khi xem xét chất làm mềm da thích hợp nhất, bạn nên cân nhắc dựa vào mức độ và tính nghiêm trọng của tình trạng khô da.
Chất làm mềm da thường làm việc tốt nhất nếu áp dụng trong sản phẩm dưỡng ẩm cho da và có độ pH dưới 7 (acid) và nếu có thể kết hợp thêm các chất giữ ẩm như Ure hoặc Propylene Glycol.
Các phương pháp điều trị bổ sung bao gồm:
- Sử dụng sản phẩm thoa ngoài chứa Steroid nếu có ngứa hoặc viêm da
- Sử dụng các chất ức chế Calcineurin nếu việc dùng kem thoa ngoài Steroid không phù hợp
Mặt nạ ngủ là 1 trong những giải pháp hỗ trợ dưỡng ẩm cho da khá hiệu quả
Bên cạnh đó bạn cũng có thể phòng ngừa được tình trạng da khô bằng các loại bỏ các yếu tô tăng nặng sau:
- Giảm tần suất tắm đặc biệt là với nước nóng
- Sử dụng máy tạo độ ẩm vào mùa đông và máy điều hòa không khí vào mùa hè
- Chỉ sử dụng nước ấm và nước mát, không dùng nước lạnh hay nước nóng
- Thay thế xà phòng tiêu chuẩn cho các sản phẩm tẩy rửa tổng hợp, chất làm mềm da có thể trộn với nước, dầu tắm...
- Sử dụng chất làm mềm da thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm và khi cảm thấy ngứa da.