Môi khô nứt? Đâu là nguyên nhân và giải pháo hoàn hảo nhất giúp môi lấy lại độ mềm mại, căng mượt và cải thiện tình trạng nứt nẻ nhanh chóng?

vi-sao-moi-thuong-kho-lam-the-nao-de-co-ngay-doi-moi-mem-mai

Nếu so sánh với những vùng da khác trên cơ thể, môi là khu vực mà da thường dễ rơi vào tịnh trạng khô nứt, mất nước, thiếu độ ẩm, thâm xỉn màu nhất. Da môi lại khá mỏng manh, dễ tổn thương với lực nhẹ, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do đó càng dễ dàng khô ráp, mất vẻ tươi tắn, căng đầy. Làm sao để môi mềm mại và mượt mà hơn? Cùng Moon tham khảo bài viết này nhé!

Tuy cũng được bao phủ bởi da, tuy nhiên môi lại chỉ có 1 lớp duy nhất thuộc vào hàng siêu mỏng và độ trong suốt cũng khá cao. Da môi không có cấu tạo nhiều lớp như da mặt và cũng không có lớp đệm giữ ẩm cho da như những vùng da khác. 

Thông thường, màu đỏ của môi được tạo thành nhờ sự tập trung cao của các mạch máu bên dưới, vì lớp da mỏng nên dễ dàng nhìn thấu và tạo cảm giác có màu cho môi. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao trong những thời điểm trời lạnh hay mùa đông, môi thường trở nên thâm khô, xỉn màu và có chút sắc xanh? Đó là do 1 phần ảnh hưởng từ thời tiết lạnh khiến nhiệt độ cơ thể chúng ta theo đó giảm sút nhanh chóng, mạch máu ở môi co lại và quá trình oxy hóa diễn ra kém hơn, kéo theo tình trạng môi có sắc xanh và sẫm màu.

Bên cạnh đó, môi không có tuyến bã nhờn cũng như tuyến mồ hôi, tuy nhiên lại có khả năng mất nước gấp 3 - 10 lần so với những vùng da khác của cơ thể.

Tác động của môi trường cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến môi mất nước, khô ráp và bong tróc.

Vì sao môi bị khô?

Thông thường khi môi khô chúng ta rất hay có thói quen liếm môi, đặc biệt là nam giới, những người hiếm khi sử dụng son dưỡng. Thói quen này sẽ vô tình đưa nước bọt từ lưỡi tiếp xúc với da môi, làm tổn thương lớp da mỏng này, khiến da thêm khô, mất độ ẩm và càng hư tổn nặng hơn. Vì vậy hãy từ bỏ càng sớm càng tốt thói quen không tốt này.

1 trong những nguyên nhân khác khiến môi khô đó là ánh nắng mặt trời, ngay cả những ngày trời râm mát và kể cả khi bạn không ra nắng. Do đó, đừng quên chọn cho mình 1 sản phẩm son dưỡng có chống nắng với SPF từ 15 trở lên, có chứa các thành phần như Titanium Dioxide, Zinc Dioxide hay Avobenzone (butylmethoxydibenzoylmethane).

Một số nguyên nhân khác có thể là yếu tố khiến môi trở nên thâm, khô:

- Sử dụng son lì hay son bám màu lâu (nhất là ở những vùng khí hậu khô, lạnh)

- Sử dụng sản phẩm dưỡng môi có chứa thành phần gây kích ứng như ớt, bạc hà, gừng, tinh dầu bạc hà, menthoxypropanediol

- Cơ thể thiếu hụt B2, B6, Niacin cũng có thể gây ra khô môi và xuất hiện các vết nứt trên môi cũng như nơi khóe miệng

- Nhiễm nấm men...phải điều trị bằng thuốc theo toa

- Bổ sung quá mức vitamin A bằng đường uống (trên 25000IU)

- Các sản phẩm thuốc uống trị mụn trứng cá cũng có thể gây ra khô môi

Làm thế nào để cải thiện tình trạng môi khô?

- Hãy sử dụng son dưỡng cho môi, chọn cho mình loại son có thể làm mềm và có độ bóng nhất định nhằm cải thiện môi khô nứt. Khi điều trị môi khô hãy kiên nhẫn vì môi không thể hết khô nứt chỉ trong ngày 1 ngày 2 và cũng có thể sẽ có dấu hiệu khô trở lại chỉ sau 1 ngày điều trị.

- Khi môi bắt đầu trở nên khô và có dấu hiệu bong tróc, hãy nhanh tay tẩy da chết cho môi. Bạn có thể tẩy bằng các sản phẩm chuyên dụng hoặc bằng nguyên liệu tự nhiên như bằng đường nâu kết hợp với nước cốt chanh, mật ong... Lớp da chết bong tróc, khô sần trên bề mặt sẽ nhanh chóng biến mất, thay vào đó là đôi môi mềm mại, mịn màng và căng mượt hơn. Thoa son dưỡng sau khi tẩy da chết cho môi sẽ mang lại cảm giác hiệu quả gấp nhiều lần.

vi-sao-moi-thuong-kho-lam-the-nao-de-co-ngay-doi-moi-mem-mai

- Hãy tập thói quen trước khi ngủ, thoa 1 lớp son dưỡng hay son bóng lên môi thật dày. Đừng quên kiểm tra thành phần các sản phẩm này thật kỹ càng, xem liệu có chứa những thành phần gây kích ứng như bạc hà, chiết xuất Cam, quýt, tinh dầu bạc hà hay có hương liệu với tỷ lệ cao hay không nhé. Chúng ta thường lầm tưởng nên rất nhiều bạn gái vẫn hay chọn son dưỡng có mùi bạc hà the mát hay mùi nhân tạo quyến rũ mà không biết rằng cũng chính những thành phần này là nguyên nhân khiến môi thường xuyên khô nứt trong thời gian dài. Một điển hình mà Moon muốn đề cập đến đó là son dưỡng Carmex Lip Balm. Son dưỡng này có thành phần kích thích mạnh có khả năng làm khô môi, và khi khô môi bạn lại muốn sử dụng son Carmex nhiều hơn và gần như chẳng ai nhận ra được chính son dưỡng mà mình đang sử dụng lại chính là yếu tố khiến tình trạng môi ngày càng trầm trọng. 

Nếu sản phẩm son dưỡng của bạn thiếu những thành phần dầu tự nhiên hữu ích (Shea Butter, dầu dừa, dầu Olive...), chất làm mềm và thành phần tái tạo tế bào da, thay vào đó chỉ có thành phần tinh dầu tạo mùi như Moon đã nói ở trên thì cũng hoàn toàn không mang lại hữu ích đâu nhé.

Những sản phẩm son dưỡng dạng sáp như Chapstick cũng không phải là 1 sự lựa chọn hoàn hảo so với các sản phẩm son dưỡng có chứa thành phần làm mềm da và chống oxy hóa. 

vi-sao-moi-thuong-kho-lam-the-nao-de-co-ngay-doi-moi-mem-mai

Chapstick và Carmex đều không phải là những sản phẩm son dưỡng lý tưởng

Tóm lại, tuyệt đối đừng để môi tự nhiên mà không có 1 lớp dưỡng bảo vệ bên ngoài nếu bạn muốn môi mềm mại và hạn chế khô nứt. Sản phẩm son dưỡng ban ngày nên có thành phần chống nắng để bảo vệ môi tốt hơn.

- Bên cạnh đó đừng quên uống đầy đủ nước, ngăn ngừa hiện tượng cơ thể mất nước từ đó khiến môi khô.

- Trang bị ngay 1 máy phun sương tạo độ ẩm: không khí khô, lạnh cũng là nguyên nhân kéo theo tình trạng da khô, bong tróc, nhất là khi bạn phải làm việc hay ngồi thường xuyên trong phòng lạnh, nơi khí hậu lạnh (mùa đông)... Làm ẩm không khí có thể giúp duy trì làn da mềm mại.

- Thỉnh thoảng bạn cũng có thể áp dụng các loại mặt nạ tự nhiên cho môi như mặt nạ dưa leo, lô hội, 

- Hãy thử chọn những sản phẩm son dưỡng có chứa Ceramide và cảm nhận sự thay đổi, cải thiện của môi theo thời gian

- Tránh ăn đồ cay nóng, đồ có tính chua mạnh

- Tránh tẩy da chết cho môi với Salicylic Acid, thành phần này có thể khiến môi khô hơn và tệ hơn

- Thoa một lớp son dưỡng trước khi rửa mặt nhằm tránh tác động tẩy rửa mạnh từ sữa rửa mặt lên vùng da môi mỏng manh

- Hãy kiểm tra lại kem đánh răng mà bạn đang dùng xem liệu có chứa các thành phần gây kích ứng và làm khô môi hay không

- Quàng khăn ấm, che chắn cho môi nếu bạn sống nơi khí hậu lạnh và khắc nghiệt.

Với những mẹo này, chắc chắn chẳng mấy chốc môi bạn sẽ cải thiện rất nhiều và nhanh chóng nhé.

vi-sao-moi-thuong-kho-lam-the-nao-de-co-ngay-doi-moi-mem-mai

- www.moontruong.com -