5 mẹo hữu ích giúp bảo vệ làn da tối ưu khỏi tác động gây hại từ ánh nắng mặt trời gay gắt màu hè này. Click để tham khảo và ứng dụng ngay hôm nay!
Mùa hè đang thực sự đến đỉnh điểm của nắng nóng và oi bức, trong khi đó chúng ta lại chuẩn bị có những kì nghỉ trong hè dài hạn và… chăm sóc da như thế nào mới hợp lý nhỉ? Cùng là “một nửa thế giới”, Moon sẽ không ngại chia sẻ với các bạn vài “tips” riêng để chăm sóc da mùa hè có liên quan đến việc chống nắng mà Moon vừa tìm được như bên dưới.
1. Kem chống nắng với chỉ số SPF 100
Có nghĩa là bảo vệ da bạn khỏi 100% ánh nắng mặt trời? Không hề nhé, nó chỉ chặn được khoảng 99% tia UV mà thôi, vậy còn chỉ số SPF 200 thì sao? Sẽ chặn được 99,5% tia UV ư, điều này không thể nhé!
Mùa hè thì người bạn của Moon trong mọi hoàn cảnh đó chính là kem chống nắng, chính vì vậy Moon cũng tìm hiểu khá kỹ về nó. Chia sẻ thêm cho mọi người về ý nghĩa của SPF và sự liên quan với việc ngăn chặn tia UV như thế nào, đó chính là thuật toán sau đây từ bác sĩ da liễu Tiến sĩ Rachel Herschenfeld:
-
SPF có nghĩa là 1 / (số SPF) của tia đi qua. Điều đó có nghĩa rằng SPF 30 cho phép 1/30 tia UVB, hoặc 3,3% có thể đi qua da và nó có nghĩa là ngăn chặn khoảng 96,6% tia UVB. SPF 50 cho phép 1/50 tia UVB, hoặc 2,0% thông qua, ngăn chặn khoảng 98,0% tia UVB.
-
Theo Tiến sĩ Leslie Baumann, nhân tố chống nắng (SPF) thường được liệt kê trên các sản phẩm kem chống nắng đề cập đến số lượng bảo vệ da khỏi tia UVB, đo bằng thời gian cần cho một người không có kem chống nắng sẽ kéo dài bao lâu cho đến khi da có phản ứng đỏ lên.
Vậy Moon đề cập đến vấn đề này nghĩa là? Chính là khuyên bạn nên hiểu rõ hơn về kem chống nắng và chọn một sản phẩm phù hợp sử dụng trong suốt mùa hè để tránh các tác động từ tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Với khu vực châu Á như mình, một sản phẩm chống nắng SPF50 là sự lựa chọn lý tưởng.
2. Da sẫm màu thì sẽ không lo sợ ánh nắng mặt trời?
Nếu nhìn bảng SPF ở trên, mọi người cũng có thể thấy có 1 chút liên quan giữa việc chọn SPF, tone màu da và thời gian sử dụng kem chống nắng. Do đó, đúng là phụ nữ da sẫm màu tự nhiên sẽ có một chút SPF tích hợp trong da của họ, tuy nhiên, những phụ nữ có làn da sáng hơn không nên làm da mình sậm màu lại (như tắm nắng) để sau này không phải lo về ảnh hưởng từ tia UV.
Vì những gì bạn nhận được không như bạn tưởng tượng, bởi bạn sẽ phải chịu thiệt hại gốc tự do và cấu trúc trong da khi làm điều ấy. Bên cạnh đó, dù cho là bạn có da sẫm màu đi chăng nữa, đừng quên rằng tất cả các tone màu da vẫn cần lớp bảo vệ khỏi tia UV trong mặt trời, đó là chưa kể dù mùa hè hay mùa đông cũng cần dùng kem chống nắng là điều Moon có từng nói trước đây. Bởi theo tiến sĩ Doris Day - bác sĩ da liễu NYC đã nhận định: “da bạn sẽ vẫn bị hư hại và tổn thương cấu trúc DNA và dễ dẫn đến nếp nhăn cùng nguy cơ ung thư da”. Nói cách khác, Moon cũng khuyến cáo mọi người dù da sẫm màu tự nhiên cũng cần phải bổ sung kem chống nắng trong chế độ chăm sóc da của mình, nhất là thời điểm mùa hè.
3. Tự nhuộm da/ tắm nắng có thật sự giúp bạn thoát khỏi những ảnh hưởng xấu?
Không ít người có quan điểm như ở trên Moon vừa đề cập là da sẫm màu sẽ giúp da an toàn trước ánh nắng mặt trời, chính vì vậy họ chọn cách làm da sẫm màu bằng cách tự nhuộm da hoặc tắm nắng. Tuy nhiên, sự thật thì khi bạn sử dụng các phương pháp này sẽ làm giảm collagen trong da đáng kể, đó là chưa tính đến việc tác động sản xuất ra các gốc tự do trong da quá nhiều. Ngoài ra, nếu bạn đi ra ngoài nắng sau khi nhuộm da, bạn dễ dàng bị tổn thương da hơn khá nhiều.
Theo một nghiên cứu năm 2007 tại Đức, trong 24h sau khi nhuộm thì da dễ bị tổn thương hơn bởi các gốc tự do khi phơi nắng. Chính vì vậy, lời khuyên mà Moon tìm thấy đó chính là: tránh việc tự nhuộm da, sử dụng kem chống nắng thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ khoảng thời gian trong 9h - 16h.
4. Nếu kem nền, các loại phấn phủ,... mỹ phẩm của bạn đã có chứa SPF thì đủ để chống nắng?
Thật sự đây không phải là một quan điểm đúng, Moon có đọc được đâu đó rằng nếu muốn biết được thật sự bạn đang nhận được chỉ số SPF từ một sản phẩm là bao nhiêu thì hãy chia số SPF cho 14 (Theo Tiến sĩ Leslie Baumann, bác sĩ da liễu thuộc Đại học Miami).
Còn Theo Baumann, các nhà khoa học đã ước tính chỉ số SPF cần trong mỹ phẩm như kem nền, phấn phủ,... với hàm lượng 1200 mg sẽ phát huy được tính chống tia UV của nó, nhưng thực tế phụ nữ chúng ta chỉ dùng khoảng 85 mg/ lần, như vậy là thấp hơn 14 lần so với ước tính chuẩn kia.
Nói cách khác, nếu bạn muốn có một lớp bảo vệ chống nắng tối ưu thì đừng quên kem chống nắng cho dù các sản phẩm khác của bạn đã có chỉ số SPF đi kèm.
5. SPF = UPF là đúng hay sai?
UPF là một hệ thống xếp hạng cho quần áo chống nắng - một trong những trang bị gần đây mà nhiều phụ nữ lựa chọn thay cho việc sử dụng kem chống nắng.
Chỉ số UPF trên quần áo, nón mũ
Tuy nhiên đừng nhầm lẫn chỉ số SPF sẽ tương đương UPF, nhiều thông tin cho rằng UPF có kết hợp chống UVA và UVB cùng với đó là UPF 10 bằng với mức độ bảo vệ khoảng SPF 30, vì vậy một UPF bằng 50 tương đương với khoảng 150 (tức là, cho phép 1/150 tia UV đi qua, nghĩa là bảo vệ da khỏi 99,25% tia cực tím trong mặt trời). Nhưng đừng quá tin chắc vào điều này, vì thật sự vẫn chưa có một kiểm chứng uy tín nào được đưa ra gần đây có liên quan nhé!