Tiếp xúc thường xuyên với màn hình máy tính có khiến da sạm nám bởi tia UV phát ra từ đây?
Trước đây có nhiều bài báo từng nhắc đến việc rằng chúng ta hoàn toàn có thể tiếp xúc với tia UV phát ra từ màn hình máy tính khiến da trở nên sạm màu, xuất hiện đốm nâu, đăc biệt là khi làm việc với máy trong thời gian dài. Do đó, nhiều bạn cũng rất băn khoăn về vấn đề này vì nếu thực sự tia UV có thể phát ra và tác động lên da hằng ngày với tần suất cao, việc sử dụng 1 sản phẩm chống nắng và các phương pháp hỗ trợ khác là cực kỳ cần thiết đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhận định này liệu có hoàn toàn chính xác?
Bạn có tiếp xúc với tia UV từ màn hình máy tính hay không?
Thực tế việc máy tính có phát ra tia UV gây ảnh hưởng đến da hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào loại màn hình mà bạn đang sử dụng.
Những màn hình máy tính cũ ở trường học phát ra lượng tia UV rất thấp
Các loại máy tính sử dụng ở các trường học cũ thường là loại màn hình có ống điện tử chân không (CRTs - cathode ray tube), màn hình này sẽ phát ra những mức bức xạ tia cực tím rất thấp.
Theo trung tâm mắt Robbins Eye Center of Bridgeport "mức độ bức xạ từ màn hình máy tính rất thấp dù có tiếp xúc cả đời chúng cũng không gây ra thiệt hại về mắt".
Các loại màn hình này thường có một mặt kính khá dày, được sử dụng nhằm giảm lượng tia UV phát ra tối đa. Để giúp hình ảnh sáng hơn, các điểm xanh được giảm bằng cách đẩy các điểm màu sắc hướng vào trung tâm của biểu đồ màu sắc nhiều hơn. Điều này cũng giúp làm giảm lượng bức xạ tia cực tím phát ra.
Tuy nhiên, nếu bạn ngồi trước máy tính nhiều giờ liền, tốt nhất nên chuyển sang sử dụng 1 loại màn hình phẳng khác (flat-screen monitor) hoặc đầu tư vào 1 màn lọc chống chói sẽ tốt hơn cho cả da và mắt.
Màn hình flat-panel hiện đại không phát ra tia UV
Mặt khác, các loại màn hình phẳng hiện đại cũng như loại màn hình LCD hay màn hình sử dụng công nghệ plasma thường không phát ra tia cực tím.
Trong ít nhất 1 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cố gắng để đo xem liệu có bất cứ tia UV nào có thể phát ra từ màn hình LCD hay không và gần như không phát hiện ra tia UVA hay UVB dù sử dụng máy đo có khả năng đo với chỉ số nhỏ nhất là 1 phần triệu wat mỗi cm vuông.
Bạn cũng đừng quên là "flat-panel" và "flat-screen" là hoàn toàn không giống nhau đâu nhé. Mình hình phẳn "flat-panel" thường an toàn hơn, trong khi "flat-screen" thường là màn hình có ống điện tử chân không (CRTs - cathode ray tube) với màn hình huỳnh quang và ống phóng tia Cathode - loại màn hình này rất dễ gây ảnh hưởng sức khỏe cho người dùng.
Những nguồn ánh sáng khác trong phòng bạn nên chú ý
Cửa số: 62.8% tia UV gây lão hóa da có thể đi xuyên qua cửa sổ và tác động lên da, trong đó bao gồm cả cửa kiếng xe.
Bóng đèn huỳnh quang: bóng đèn này có thể phát ra 1 lượng nhỏ ánh sáng trong đó có chứa quang phổ tia cực tím (GE lighting). Dù lượng này nhỏ nhưng vẫn có thể phát hiện ra, nghĩa là vẫn có thể gây ra những tổn hại da do tia UV tích lũy theo thời gian.
Do đó, hoàn toàn không sai khi nói rằng bạn phải sử dụng kem chống nắng hằng ngày, ngay cả khi ngồi nơi mát mẻ và trong văn phòng kín hay cả khi thời tiết âm u nhất.