Khoa học cũng chứng minh rằng, việc bạn tiếp cận với thực phẩm hằng ngày như thế nào cũng gây nhiều ảnh hưởng đến làn da, mà chúng ta tạm thời có thể gọi là chế độ ăn kiêng theo nhịp sinh học. Sức khoẻ làn da cũng như sức khoẻ tổng quát không chỉ là chúng ta ăn những gì mà còn là ăn khi nào.

che-do-an-kieng-theo-nhip-sinh-hoc-va-lan-da

Không chỉ là review về sản phẩm, Moon vẫn thường đọc khá nhiều những bài viết nghiên cứu khoa học tiên tiến để có cái nhìn sâu sắc nhất và cách để có được cuộc sống lành mạnh. Một khi cơ thể khoẻ mạnh, làn da cũng được hưởng nhiều ưu ái đặc biệt.

che-do-an-kieng-theo-nhip-sinh-hoc-va-lan-da

Và khoa học cũng chứng minh rằng, việc bạn tiếp cận với thực phẩm hằng ngày như thế nào cũng gây nhiều ảnh hưởng đến làn da, mà chúng ta tạm thời có thể gọi là chế độ ăn kiêng theo nhịp sinh học. Sức khoẻ làn da cũng như sức khoẻ tổng quát không chỉ là chúng ta ăn những gì mà còn là ăn khi nào. 

che-do-an-kieng-theo-nhip-sinh-hoc-va-lan-da

Con người vốn rất nhạy cảm với chu kỳ 24 giờ của ánh sáng mặt trời. Bên trong cơ thể mỗi người luôn có một chiếc đồng hồ điều khiển hầu hết mọi hệ thống sinh học của cơ thể, từ chu kỳ thức giấc đến tâm trạng, sức mạnh hệ miễn dịch, sự trao đổi chất và sức khoẻ tế bào, thậm chí là sức khoẻ làn da. Điều quan trọng nhất lúc này chính là làm sao để thiết lập nhịp sinh học hiệu quả, cũng như cải thiện quá trình tiếp xúc của cơ thể với ánh sáng tự nhiên. 

Chúng ta thường thức dậy khi mặt trời lên, ăn vào ban ngày và nghỉ ngơi khi mặt trời lặn. Trong thực tế, khi mắt chúng ta cảm nhận được ánh sáng xanh, não bộ lúc này thường ngưng sản xuất hormone ngủ melatonin, khiến chúng ta thức dậy và tỉnh táo. Chúng ta cần bóng tối hoặc ít nhất là sự biến mất của ánh sáng xanh để não bộ, làn da và cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo cũng như phục hồi sau một ngày dài. 

Đó là lí do vì sao khi chúng ta dùng điện thoại hoặc các thiết bị phát ra ánh sáng xanh trê vào ban đêm, ánh sáng này sẽ kích thích và đánh lừa não bộ khiến chúng ta nghĩ vẫn còn là ban ngày, kéo theo việc trì hoãn sản xuấ melatonin, làm suy giảm giắc ngủ và rối loạn sức khoẻ. Không chỉ là việc tiếp xúc với ánh sáng xanh, ban đêm chúng ta lại thường hay có thói quen ăn nhẹ. Hầu hết chúng ta thường dùng bữa tối muộn, ăn sau khi mặt trời lặn và ăn nhẹ cho đến khi đi ngủ. Đây là cách mà tổ tiên chúng ta ngày xưa, thời kỳ rất rất xưa trước đây vẫn thường sinh hoạt. Tuy nhiên khi khoa học ngày càng phát triển, chúng ta dần nhận ra rằng việc ăn gì cũng quan trọng như việc ăn khi nào, đó là khi chế độ ăn uống theo nhịp sinh hoạt cũng ra đời.

che-do-an-kieng-theo-nhip-sinh-hoc-va-lan-da

Nhiều bằng chứng cho thấy, nếu bạn muốn tối ưu hoá cân nặng, quá trình trao đổi chất, sức khoẻ tổng quát và sức khoẻ làn da, hãy thử đồng bộ bữa ăn với chu kỳ ánh sáng tự nhiên. 

Calo được cho là có khả năng chuyển hoá tốt hơn vào buổi sáng. Ăn sau khi trời tối dễ khiến bộ não nghĩ rằng đó là thời điểm ban ngày và có thể dẫn đến việc phá vỡ nhịp sinh học lành mạnh vốn dĩ rất quan trọng đối với sức khoẻ, bao gồm cả sức khoẻ của làn da. Không chỉ có chế độ ăn uống, giấc ngủ cũng rất quan trọng với việc tái tạo của làn da. Khi ngủ, các tế bào da được làm mới, tái tạo và phuc hồi hiệu quả hơn, cơ thể cũng vậy. Hệ thống miễn dịch cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi để hoạt động hiệu quả nhất. Moon sẽ đề cập đến trong một bài viết khác. 

Vì vậy, nếu bạn thật sự muốn cải thiện sức khoẻ và làn da của mình, nâng lên một tầm cao mới thì đừng quên thử áp dụng những nguyên tắc sau:

- Hãy ăn khi trời còn sáng và hạn chế ăn khi trời tối

- Ăn nhiều với bữa sáng, ăn vừa với bữa trưa và ăn nhẹ với bữa tối

- Bữa tối càng ăn sớm càng tốt, đừng ăn quá trễ sau khi mặt trời lặn, và đặc biệt đừng ăn sau 7h tối.

- Sau bữa tối càng hạn chế ăn uống vặt càng tốt.

che-do-an-kieng-theo-nhip-sinh-hoc-va-lan-da