Chỉ số pH đóng vai trò như thế nào với làn da? Để da khỏe mạnh chỉ số pH nên đạt mức lý tưởng nào? Làm thế nào để da luôn khỏe từ bên trong với độ pH hoàn hảo?
Mặc dù việc chú ý đến độ pH của da có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc bạn có sở hữu 1 làn da sáng khỏe hay không, vì có rất nhiều bạn lựa chọn mỹ phẩm ngẫu nhiên vẫn có thể sở hữu làn da không tì vết. Tuy nhiên nuôi dưỡng và phát triển 1 làn da dựa trên những nguyên tắc khoa học, theo Moon vẫn là lựa chọn hàng đầu, đặc biệt với những bạn cần phục hồi làn da hư tổn, làn da đang gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng từ mụn cho đến nếp nhăn. Do đó, đừng bỏ qua những điều cần biết về độ pH của da dưới đây để đảm bảo bạn sẽ có 1 làn da khỏe từ bên trong và sáng tự nhiên từ bên ngoài, cũng như tươi trẻ theo thời gian!
Cân bằng pH
Bạn có từng mua 1 sản phẩm với nhãn dán chứa thông tin "cân bằng pH" và tự hỏi ý nghĩa của thông điệp này là gì?
Từ làn da kích ứng, da khô, da có mụn trứng cá...chúng ta hãy cùng thảo luận xem "cân bằng độ pH" có thể giúp ích gì cho bạn và giải quyết những vấn đề về da này như thế nào nhé!
Độ pH của da
Theo tự nhiên, làn da chúng ta vốn đã được cấu tạo có thể chống lại các vấn đề nhiễm trùng da cũng như chịu được áp lực từ môi trường...và khả năng này thường chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi độ pH của da.
Mức pH thường liên quan đến tính acid hoặc tính kiềm mà làn da thể hiện. Độ pH này được thể hiện theo thang điểm từ 1 - 14, với 1 là mức độ acid mạnh nhất và 14 là mức độ kiềm cao nhất, 7 được coi là mức điểm trung lập.
Theo cấu tạo, làn da của chúng ta thường có 1 lớp bảo vệ mỏng trên bề mặt gọi là lớp vỏ acid. Lớp vỏ này tạo thành từ các chất bã nhờn (Acid béo tự do) tiết ra tuyến bã nhờn kết hợp cùng với Lactic Acid và các acid amin từ mồ hôi, từ đó tạo nên độ pH của da. Độ pH được cho là tốt nhất và hoàn hảo nhất của da thường không phải là 7 mà nên rơi vào khoảng 5.5.
Độ pH lý tưởng của da thường rơi vòa khoảng 5.5
Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố kể cả bên trong và bên ngoài, có thể gây cản trở cho việc cân bằng độ pH của lớp vỏ acid này. Khi có tuổi, làn da chúng ta thường có xu hướng có tính acid cao hơn để tương thích với lối sống và môi trường. Những gì chúng ta tiếp xúc hằng ngày (chẳng hạn như mỹ phẩm dưỡng da, thuốc lá, không khí, nước, ô nhiễm, ánh nắng mặt trời...) đều có thể góp phần vào việc làm hư tổn màng acid này, khiến da mất đi khả năng phòng vệ tự nhiên.
Chế độ ăn uống cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong việc xác định độ pH bên trong và bên ngoài. Và đặc biệt cũng đừng quên rằng, độ acid hay tính kiềm của thực phẩm hằng ngày. Điều cần lưu ý là sự hình thành tính kiềm hay tính acid của thực phẩm trong cơ thể lại không giống như độ pH vốn có của thực phẩm đó.
Nghịch lý khá thú vị mà Moon được biết đó là thực phẩm có tính acid trước khi tiêu hóa chẳng hạn như chanh có thể trở thành tính kiềm khi vào trong cơ thể. Hầu hết các sản phẩm từ động vật, thường có tính kiềm trước khi tiêu hoa, nhưng vào cơ thể lại hình thành nên tính acid.
Độ pH của một số thực phẩm
Điều này có nghĩa rằng, 1 chế độ giảm cân lý tưởng nên bao gồm danh sách các thực phẩm kiềm đa dạng như các loại rau màu xanh lá, trái cây họ cam quýt, cà chua, cà rốt và đậu nành.
Duy trì màng Acid với độ pH tối ưu
Màng Acid là lớp màng bảo vệ da khỏi những tác động từ môi trường, tuy nhiên nếu độ pH ở mức acid quá cao hay mức kiềm quá cao, màng Acid này có thể bị rối loạn, khiến da không còn được bảo vệ tốt, dễ dẫn đến các tình trạng như viêm da, eczema và bệnh rosacea (bệnh đỏ da).
Khi mua 1 sản phẩm dưỡng da, dù sản phẩm có khả định có thể giúp "cân bằng độ pH" của da, bạn vẫn có thể tự kiểm tra lại độ pH thực tế của sản phẩm bằng một vài công cụ đơn giản tại nhà chẳng hạn như giấy quỳ tím với thang pH chuẩn hoặc máy kiểm tra độ pH...(1 số dụng cụ này có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc tây).
Bạn có thể tìm mua các dụng cụ kiểm tra pH tại một số tiệm thuốc tây
Về độ pH của da, một số bác sĩ cụng có thể xác định độ pH của làn da đồng thời kiểm tra nước bọt để thông báo cho bạn biết mức độ pH chính xác của tổng thể cơ thể.
Sữa rửa mặt
Hầu hết các sản phẩm tẩy rửa kể cả xà phòng dạng thanh hay chất tẩy rửa có tính xà phòng thường có xu hướng khiến da có độ kiềm vì không chỉ làm sạch da quá mức, các sản phẩm này còn lấy đi lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da, khiến da khô và kích ứng.
Da quá kiềm có thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với mụn trứng cá vì làn da luôn cần 1 nồng độ acid nhất định để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn trên da.
Bạn có thể nhận thấy rằng rất nhiều sản phẩm tẩy rửa và kể cả dầu gội hiện nay đang tránh đưa vào sử dụng Sodium Sulfate - thành phần có độ kiềm xấp xỉ bằng 10, có thể là nguyên nhân khiến da trở nên rất khô và gây kích ứng da.
Do đó, khi chăm sóc da, đừng quên chọn cho mình 1 sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ cũng như sản phẩm toner có tính acid nhẹ vào khoảng mức gần 5 sẽ có lợi hơn cho tất cả mọi loại da trong việc duy trì lớp màng Acid bảo vệ da.
Sản phẩm Acids
Ngược lại với các sản phẩm kiềm, điều trị da với các sản phẩm có độ Acid quá cao cũng có thể gây nhiều vấn đề cho da. Các sản phẩm có tính Acid cao này cũng có thể lấy đi lớp dầu tự nhiên của da, khiến hàng rào chức năng bảo vệ da bị gián đoạn.
Các thành phần như Alpha Hydroxy Acid Retinoic, Beta Hydroxy Acid và các loại acid amin trái cây, nếu không sử dụng đúng cách cũng có thể làm suy yếu chức năng bảo vệ tự nhiên của da, khiến da dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và do môi trường gây ra.
Hầu hết các sản phẩm không kê toa sẽ được kèm theo một số thành phần khác để có thể sử dụng được hằng ngày. Tuy nhiên, việc bạn chú ý cẩn thận khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có tính acid cũng rất quan trọng. Nếu cảm thấy da bắt đầu khô hoặc có dấu hiệu đỏ, da trở nên nhạy cảm hơn, gia tăng mụn, có thể bạn đã sử dụng 1 sản phẩm chăm sóc da quá mạnh hoặc dùng sản phẩm này quá thường xuyên.
Dưỡng ẩm và lựa chọn tốt cho da dầu
Khi chúng ta lớn tuổi, lượng dầu hoặc lượng bã nhờn sản xuất tự nhiên của da sẽ suy giảm, khiến lớp màng acid bảo vệ da cũng bị ảnh hưởng. Do đó sử dụng kem dưỡng ẩm giai đoạn này được xem là bước rất quan trọng và có khả năng giúp hỗ trợ xây dựng lại hàng rào quan trọng này.
Những loại dầu có thể làm việc tốt với dầu tự nhiên của da bao gồm dầu jojoba, dầu dừa, argan và dầu Olive.
Thành phần chống oxy hóa và sản phẩm chống nắng
Các thành phần hoạt chất chống oxy hóa tại chỗ như vitamin A, C, E, tinh chất trà xanh...rất quan trọng trong việc duy trì lớp màng acid bảo vệ da.
Các thành phần này ngoài việc có thể củng cố tế bào để tế bào này hoạt động tối ưu nhất còn có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác động của môi trường và quá trình oxy hóa.
Vitamin C hay hình thức khác là L-ascorbic có tính acid tự nhiên và có độ pH thấp, do đó dù không được coi là 1 chất chống oxy hóa giúp cân bằng pH, hình thức này lại có thể sử dụng an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho da miễn là không sử dụng cùng lúc với các sản phẩm có tính acid khác.
Việc sử dụng kem chống nắng hằng ngày cũng có thể giúp bảo vệ màng acid bằng cách ngăn chặn tế bào da khỏi những tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra và làm tăng khả năng tự bảo vệ của tế bào.
Trên thị trường hiện nay kem chống nắng rất đa dạng cho nhiều loại da khác nhau, nhưng điều quan trọng là bạn đừng nên quên sử dụng những sản phẩm này hằng ngày, ngay cả khi bạn không ra ngoài nắng.