Sạm da sau viêm có thể xảy ra ở tất cả mọi loại da và không phân biệt là nam hay nữ. Những vùng da bị ảnh hưởng sạm da sau viêm sẽ tương ứng với khu vực viêm và chấn thương trước đó.
1 trạng thái sạm da khác nhưng không phải nám cũng không phải do ánh nắng mặt trời mà sinh ra, hôm nay Moon muốn đề cập đến đó là trạng thái tăng sắc tố sau viêm rất thường gặp ở cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt là những người có làn da tối màu như người châu Phi, Latin, người Mỹ gốc Á, người châu Á.
Melanin
Melanin là chất xác định màu sắc của da chắc hẳn trong số các bạn ở đây ai cũng đều biết. Càng nhiều melanin thì da càng tối màu. Đôi khi các tế bào chứa melanin bị hư tổn hay kích thích sẽ bắt đầu sản xuất ra nhiều melanin hoặc ít melanin hơn. Trường hợp quá nhiều melanin có thể gây ra những đốm nâu và vùng da sạm nám khiến da trông hơi khó coi. Những vấn đề về màu da cũng phổ biến hơn ở những người da màu.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra sự đổi màu da nhưng phổ biến nhất như Moon đã nói đó là nám và viêm sắc tố.
Tăng sắc tố sau viêm (PIH - Post-inflammatory hyperpigmentation)
Tăng sắc tố sau viêm có thể gây ra sạm da và đổi màu da với những biểu hiện cụ thể như những đốm nâu và vùng da sạm màu lớn trên cơ thể một người. Điều này thường là do các tế bào sản xuất sắc tố đen thông thường sẽ sản xuất sắc tố đồng đều trên toàn bộ cơ thể, tuy nhiên vì 1 nhân tố nào đó, các tế bào này sản xuất lượng lớn đột ngột ở 1 vài điểm trên cơ thể.
Hiện tượng này thường xảy ra vì 1 phản ứng viêm hoặc một chấn thương ở da. Nếu các melanin dư thừa được sản xuất ở các lớp trên của da (biểu bì),
Nếu các melanin dư thừa được sản xuất tại các tầng thấp hơn của da (lớp hạ bì), da thường hình thành những vùng sạm màu xám hoặc xanh có thể nhìn thấy được.
Cơ chế sạm da do viêm
Sạm da sau viêm có thể xảy ra ở tất cả mọi loại da và không phân biệt là nam hay nữ. Những vùng da bị ảnh hưởng sạm da sau viêm sẽ tương ứng với khu vực viêm và chấn thương trước đó. Nếu da có những thay đổi về sắc tố sau khi những vấn đề về da đă hoàn toàn biến mất, đó chính là lúc bạn đã mắc phải trường hợp sạm da sau viêm.
Những nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm các vết trầy xước, vết bỏng, vết cắt, vết bầm tím... Bất kỳ trường hợp phát ban nào cũng có thể gây sạm da sau viêm (trong đó bao gồm cả eczema, bệnh vẩy nến, vẩy phấn hồng, nhiễm trùng do nấm. Trong điều kiện thông thường, các trường hợp như mụn trứng cá, mụn nhọt cũng là 1 nguyên nhân phổ biến của PIH, đặc biệt là với người có làn da nâu.
PIH cũng có thể gây ra do tổn thương từ việc da cháy nắng, sau phẫu thuộc hoặc các phương pháp điều trị thẩm mỹ như mặt nạ hóa học, phương pháp siêu mài món hay áp lạnh (điều trị Nitrogen).
Phương pháp điều trị
Trước tiên, các bác sị da liễu hoặc chính bạn cần xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng này và liệu đây có phải là 1 trường hợp sạm da sau viêm hay không từ đó sẽ chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Serum iS Clinical chứa Salicylic Acid là sản phẩm khá hiệu quả trong việc làm sáng đều màu da
Chẳng hạn nếu đây là hiện tượng do mụn trứng cá gây ra, trước hết cần tập trung loại bỏ mụn hoặc điều trị trước khi điều trị PIH để đạt hiệu quả như mong muốn. Mỗi lần 1 nốt mụn mới xuất hiện và được giải quyết, 1 khu vực mới PIH (sạm da sau viêm) có thể hình thành. Vì vậy điều quan trọng là ngăn ngừa việc hình thành mụn trong thời gian tiếp theo, chỉ như vậy việc điều trị PIH mới có thể hiệu quả.
Mặc dù sạm da sau viêm trong 1 số trường hợp có thể tự mờ dần theo thời gian. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị có sẵn có thể giúp đẩy nhanh quá trình này và phục hồi da tốt hơn.
Điều trị bằng Hydroquinone
Đối với các bệnh nhân PIH, cách phổ biến nhất theo Moon đó chính là thông qua việc sử dụng các sản phẩm có chứa Hydroquinone để trả lại làn da sáng màu tự nhiên. Nếu Hydroquinone thích hợp, các bác sĩ da liễu sẽ sử dụng trực tiếp thành phần này để điều trị.
Không sử dụng bất cứ sản phẩm nào có chứa Resorcinol trong khi đang sử dụng sản phẩm có chứa Hydroquinone
Hydroquinone thường dùng đối với những trường hợp sạm da nặng sau viêm và có khi phải điều trị liên tục trong khoảng 6 tháng trước khi các vết đen hoàn toàn biến mất.
Sản phẩm chứa Hydroquinone bạn có thể tìm mua với nồng độ từ 1-2% hoặc theo chỉ định, mua theo toa ở nồng độ 3-4%. Các sản phẩm toa mạnh hơn sẽ cho hiệu quả cao hơn so với sản phẩm không theo toa.
Trong cả 2 trường hợp, dù dùng theo toa hay không, các sản phẩm có chứa Hydroquinone vẫn nên được sử dụng cẩn thận 1 - 2 lần.ngày.
1 nghiên cứu đã chứng minh có khoảng 80% các cá nhân sử dụng Hydroquinone 4% kết hợp Glycolic Acid có sự cải thiện PIH sau thời gian 3 tháng.
Các thành phần điều trị làm sáng da điển hình như Hydroquinone đôi khi có thể gây ra 1 số hiện tượng da không mong muốn khác, do đó điều trị của bạn không được vượt quá 6 tháng.
1 liệu trình điều trị với Hydroquinone có thể được kết hợp với các sản phẩm khác để tăng hiệu quả điều trị như kem chống nắng, Glycolic Acid, Retinol, vitamin C, E, tretinoin (Retin A) hay Cortisone...
Những kích ứng có thể xảy ra khi sử dụng Hydroquinone thường bao gồm đỏ da, kích ứng da hay cảm giác da bỏng, nóng... Đây là 1 hiện tượng phổ biến để cải thiện vùng da sạm màu, tuy nhiên nếu cảm thấy khó chịu, bạn nên tạm ngưng dùng và liên hệ với bác sĩ da liễu để được giải quyết kịp thời.
Retinoids
Đối vời bệnh nhân sạm da sau viêm liên quan đến mụn trứng cá hay mụn nhọt, Retinoids theo toa thường được sử dụng điều trị cho cả mụn và PIH lúc này.
Moon đã có 1 bài viết cụ thể về Retinoids, bạn có thể xem kỹ lại về thành phần này nhé. Retinoids là 1 dẫn xuất của vitamin A. Tất cả Retinoids đều có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá.
Nên bắt đầu với nồng độ thấp để giảm kích ứng da
Retinoids thường chỉ cần sử dụng với 1 lượng nhỏ bằng hạt đậu là đủ cho toàn bộ khuôn mặt. Điều quan trọng là thời gian điều trị có thể mất đến 40 tuần để làm mờ hoàn toàn vùng da sạm màu vì viêm.
1 nghiên cứu khoa học báo cáo rằng 91% người dùng tretinoin retinoids (retin-A) trong thời gian 40 tuần có thể loại bỏ PIH.
Cũng giống những phương pháp điều trị PIH khác, Retinoids có thể gây kích ứng da, khô da và bong tróc da.Do đó, điều quan trọng trước khi bắt đầu điều trị, bạn nên có sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu và được theo dõi chặt chẽ quá trính thay đổi của da.
Kích ứng, đỏ và bỏng da là những lí do để bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ da liễu chịu trách nhiệm thực hiện điều trị cho mình.
Azelaic Acid
Azelaic Acid là 1 giải pháp điều trị theo toa cho cả mụn và PIH. Thành phần này có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và làm sáng da. 1 lượng nhỏ kem chứa Azelaic Acid được sử dụng cho da mụn và PIH 1 - 2 lần mỗi ngày. Azelaic Acid đặc biệt hữu ích cho các cá nhân có thể chịu được những sản phẩm chứa Hydroquinone.
Các vùng da sạm màu có thể có dấu hiệu cải thiện nhìn thấy được sau 6 tháng.
1 nghiên cứu khoa học so sánh khả năng làm sáng da của Hydroquinone và Azelaic Acid khi áp dụng giải quyết các vấn đề về sắc tố, nám đều cho thấy rằng cả 2 hình thức điều trị đều mang lại hiệu quả khi sử dụng trong khoảng 24 tuần.
Azelaic Acid ít gây tác dụng phụ như kích ứng da, rát, ngứa và đỏ da và điều quan trọng cũng là nên kiểm tra trước với bác sĩ da liễu để kiểm tra xa liệu thành phần này có thích hợp với làn da của bạn hay không.
Glycolic Acid
Glycolic Acid cũng là 1 thành phần có thể sử dụng trong điều trị sạm da sau viêm. Những sản phẩm này hoạt động bằng cách thực hiện chức năng thanh tẩy tế bào chết trên bề mặt da nhạ nhàng.
Có rất nhiều sản phẩm chứa Gltoclic Acid như sữa rửa mặt, sữa dưỡng, gel dưỡng, toner, kem dưỡng...
Nồng độ Glycolic Acid chứa trong các sản phẩm này thường khoảng 5-20%. Riêng các sản phẩm có nồng độ thấp hơn bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng. Các sản phẩm chứa nồng độ cao nên tìm mua theo toa của bác sĩ da liễu.
Sản phẩm Glycolic Acid nên được xem là thuốc, vì vậy điều quan trọng là tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu của bạn để xác định xem liệu họ có nghĩ rằng Glycolic Acid có thích hợp với làn da của bạn hay không.
Bạn thường sẽ được hướng dẫn rửa mặt bằng sữa rửa mặt chứa Glycolic Acid, sau đó dưỡng bằng kem hoặc gel dưỡng.
Bạn có thể cần duy trì sử dụng Glycolic Acid trong khoảng 3 - 6 tháng để thấy da cải thiện vùng sạm màu.
Nếu da sạm sau viêm nhẹ, bạn có thể thấy da cải thiện sau một vài tuần.
Việc điều trị bằng Glycolic Acid cũng giúp da trở nên mềm mại và mịn màng hơn. Tuy nhiên Glycolic Acid có thể gây kích ứng da, vì vậy nên hạn chế sử dụng cho vùng da quanh mắt vì vùng da này khá mỏng.
Mặt nạ hóa học
Mặt nạ hóa học là 1 giải pháp điều trị chuyên sâu được sử dụng khi da sạm sau viêm nặng hoặc để đẩy nhanh hiệu quả của sản phẩm làm sáng da đang được sử dụng.
Chemical Peels có thể giúp loại bỏ tế bào chết của lớp da trên cùng cũng như những vùng da tối màu. Có rất nhiều Chemical Peels khác nhau và thường chỉ được các bác sĩ da liễu áp dụng.
Hiện tượng lột da khi sử dụng mặt nạ hóa học
Chemical Peels được sử dụng thường xuyên nhất để điều trị PIH là những AHAs (Glycolic Acid) hoặc BHA (Salicylic Acid)
Phương pháp này Moon chưa thử bao giờ. Tuy nhiên theo Moon được biết thì kỹ thuật mà mỗi bác sĩ da liễu thực hiện có thể hơi khác nhau. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được loại bỏ hoàn toàn lớp trang điểm, làm sạch da. Mặt nạ hóa học sau đó được thoa lên da trong 1 - 5 phút. Khi áp dụng, bạn có thể cảm nhận được cảm giác như kiến bò, ngứa, châm chích và cảm giác như bị đốt. Sẽ có những dụng cụ hỗ trợ để làm mát và dịu da lúc này và sau khi peel. Sau khi peel, da có thể đỏ trong vài ngày và có thể có hiện tượng lột da. Do đó da cũng rất dễ gặp tác dụng phụ như kích ứng da, phát ban, phồng rộp, bong tróc hoặc mất sắc tố ở 1 số điểm.
Để cải thiện PIH, các bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân áp dụng 4 - 6 liệu trình prrls thực hiện mỗi 3 - 4 tuần 1 lần. Mặc dù phương pháp này khá tốn kém và thời gian và chi phí cũng như dễ gặp tác dụng phụ nếu tay nghề không cao, nhưng nhìn chung nếu ổn, kết quả thu được da sẽ mềm mại, mịn màng và sáng đều màu hoàn hảo.
Microdermabrasion
Sau điều trị, làn da thường đỏ, nhạy cảm, khô và cần được bảo vệ tốt
Đây là phương pháp siêu mài mòn mà Moon cũng từng có 1 bài viết cụ thể. Phương pháp này cũng được thực hiện tại các phòng khám của bác sĩ da liễu trong đó các tinh thể nhỏ li ti sẽ được phun lên bề mặt da nhằm lấy đi hầu hết lớp da chết và 1 lớp mỏng của lớp da sừng.
Cũng như mặt nạ hóa học, Microdermabrasion cũng sẽ giúp làm đều màu da và loại bỏ vùng da sạm màu. Phương pháp này đặc biệt thích hợp với những người có làn da nhạy cảm hoặc những cá nhân từng gặp phải kích ứng da với mặt nạ hóa học.
Để biết về phương pháp này, bạn có thể xem link bên dưới nhé!
Ngoài ra, cũng như khi điều trị nám hay áp dụng các giải pháp làm trắng da khác, bạn nên sử dụng kem chống nắng hằng ngày để việc điều trị sạm da sau viêm đạt hiệu quả và diễn ra nhanh chóng hơn. Bằng cách dùng thường xuyên kem chống nắng có SPF từ 15 trở lên, ngay cả trong mùa lạnh hay khi trời râm mát, bạn có thể ngăn ngừa cả nguy cơ PIH trong tương lai.