Sữa ong chúa có thực sự mang đến lợi ích dưỡng da? Hay chỉ đơn thuần là sản phẩm nâng cao sức khỏe? Click để tìm hiểu ngay!
Sữa ong chúa chắc chắn không còn là cái tên xa lạ với chúng ta - đặc biệt là những chị em phụ nữ thích làm đẹp và luôn muốn nâng cao sức khỏe. Từ lâu, sữa ong chúa đã dần trở nên phổ biến rộng khắp, nếu nói đến sữa ong chúa, người ta thường nhắc đến các sản phẩm đến từ Úc. Dạo gần đây sữa ong chúa Nhật cũng đã xuất hiện và được đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên, sữa ong chúa có công dụng như thế nào, khả năng làm đẹp thực hư ra sao, là làm đẹp da hay chỉ đơn thuần là nâng cao sức khỏe? Hãy cùng Moon tìm hiểu kỹ hơn để có cái nhìn đúng đắn về sữa ong chúa và có sự lựa chọn làm đẹp phù hợp nhất với nhu cầu của mình nhé!
Sữa ong chúa là gì?
Sữa ong chúa là một dạng mật sữa được sản xuất bởi những con ong thợ. Thường lượng sữa này chứa khoảng 60% - 70% là nước, 12 - 15% protein, 10 - 15% đường, 3 - 6% chất béo, 2 - 3% vitamin, muối khoáng và các acid amin. Tỷ lệ thành phần này không cố định mà khác nhau phụ thuộc vào từng khu vực vị trí địa lý cũng như khí hậu.
Sữa này thường được sử dụng để nuôi dưỡng và phát triển đàn ong chúa. 1 số người thường sử dụng sữa ong này làm thuốc. Tuy nhiên bạn đừng nhầm lẫn giữa sữa ong chúa với phấn hoa ong hay nọc độc ong nhé.
Sữa ong chúa mang lại lợi ích gì cho làn da?
Với lượng dưỡng chất này, sữa ong chúa từ lâu đã trở thành 1 trong những bí quyết làm đẹp hàng đều của nhiều người, không chỉ giúp nuôi dưỡng cơ thể và làn da từ bên trong mà còn có thể phát huy nhiều công dụng như mỹ phẩm thoa ngoài. 1 nghiên cứu gần đầy còn chỉ ra rằng, sữa ong chúa thực sự giúp làm tăng độ ẩm của da, giúp cải thiện và điều trị da khô cũng như da bị hư tổn.
Những người tham gia nghiên cứu thử nghiệm sử dụng sản phẩm kem dưỡng có chứa 10-HDA (thành phần có trong sữa ong chúa được cho là rất có lợi cho sức khỏe của da) cho kết quả gia tăng chỉ số hydrat hóa từ 28.8% lên đến 60.4% chỉ sau 7 - 21 ngày sử dụng.
Các nghiên cứu còn tiết lộ rằng, sữa ong chúa còn có thể thúc đẩy tăng trưởng tế bào da mới, giúp tái sinh tế bào da, mô da và thậm chí là điều trị viêm da. Tuy nhiên một số báo cáo cho rằng nên cẩn thận hơn khi sử dụng sữa ong chúa trên người có làn da viêm, nhạy cảm vì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm da này. Da có thể tự tái tạo sau 30 ngày, do đó nếu sử dụng sữa ong chúa trong 1 thàng, bạn có thể cảm nhận sự khác biệt rõ rệt của 1 làn da sáng khỏe tự nhiên hơn.
Khi tuổi tác ngày càng gia tăng, quá trình tái tạo tế bào da cũng trở nên kém hiệu quả, khả năng sữa chữa mô và tái tạo tế bào chậm lại. Lượng độ ẩm tự nhiên trong da giảm, Collagen sản xuất ít hơn, do đó da thường mỏng hơn và mất tính linh hoạt ở người lớn tuổi.
Nếu có thể thúc đẩy sản xuất Collagen, bạn hoàn toàn có thể làm chậm lại quá trình lão hóa này. Theo đó, trong sữa ong chúa có chứa các khoáng chất như Silic có khả năng làm tăng sinh Collagen. Sữa ong chúa cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng hỗ trợ đổi mới làn da cao như Flavonoid, Nucleic Acid, Decanoic Acid, enzyme và một số hornone khác.
Nhiều loại vitamin và khoáng chất như B1, B2, B3, B5, B6, acetyl-choline và kẽm có thể được tìm thấy trong sữa ong chứa cũng khá lý tưởng cho sức khỏe của da. Các nghiên cứu cũng cho rằng các acid tìm thấy trong sữa ong chứa đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ sản xuất Collagen.
Đối với những người làm việc quá sức và quá căng thẳng, làn da, máu tóc thường biểu hiện ra bên ngoài những dấu hiệu xấu chẳng hạn như tóc xoăn, làn da sạm màu thiếu sức sống.
Tuyến thượng thận và thận phải làm việc liên tục khi bạn tập trung làm việc quá sức, trở nên yếu đi, do đó cũng cần tái tạo và phục hồi 1 khoảng thời gian nhất định.
Trong Y học, khi thận yếu, tóc cũng sẽ mất độ bóng, da chùng và khả năng giữ nước của cơ thể giảm sút Sữa ong chúa lúc này sẽ là 1 trong những loại thuốc bổ cho thận lý tưởng.
Ngoài ra, chúng ta vốn biết tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là điều cần thiết cho sức khỏe, sự phát triển cứng cáp của xương và cũng là của da. Tuy nhiên tiếp xúc quá nhiều và quá lâu có thể dẫn đến hiện tượng tăng tốc lão hóa da.
Với những công dụng lý tưởng của mình, các nhà khoa học đã đặt ra vấn đề liệu sữa ong chúa có thể giúp bảo vệ tế bào da chúng ta khỏi những ảnh hưởng lão hóa này hay không?
Và nghiên cứu đã thử nghiệm tác dụng của sữa ong chúa lên UVB - tia chính gây lão hóa da. Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy rằng, các tế bào da được điều trị với sữa ong chúa và 10-HDA đã gia tăng sản xuất procolagen loại I, sữa ong chua cũng giúp hình thành tế bào da mới khỏe mạnh hơn.
Khi có sự mất cân bằng nội tiết tố đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh, lượng hormone thường giảm đáng kể, từ đó gây ra nhiều vấn đề về da, chẳng hạn như:
- Da khô hơn, nếp nhăn gia tăng
Da khô lão hóa có thể cải thiện phần nào khi sử dụng sữa ong chúa
- Da trở nên mỏng hơn, mất độ đàn hồi, lỏng, chùng nhão vì Collagen giảm sản xuất
- Da thường nhạt màu vì thiếu estrogen làm giảm số lượng mạch máu dưới da
- Thời kỳ mãn kinh, mức độ testosterone cũng giảm nhưng không đáng kể như estrogen
Sữa ong chúa lúc này lại là 1 loại thuốc bổ sung hormone mạnh mẽ. Thường thì các chuyên gia cho răng, vì hormone trong cơ thể khá phức tạp, do đó cần khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng để có thể giúp cân bằng lại nội tiết tố này.
Thời kỳ sau mãn kinh, tóc cũng sẽ mỏng hơn. Ngoài việc ảnh hưởng của yếu tố di truyền, tóc mỏng còn do sự sụt giảm d8ang1 kể hormone tuyến giáp, chất sắt trong cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng đến lượng tóc.
Sữa ong chúa sử dụng lúc này vì có thể giúp cân bằng hormone và thúc đẩy sản xuất hormone khỏe mạnh, do đó cũng sẽ giúp cải thiện phần nào hiện tượng rụng tóc.
Sữa ong chúa tốt cho những bệnh nào?
Các nghiên cứu cho rằng, sữa ong chúa có thể được sử dụng tốt cho người bệnh hen suyễn, cho bệnh sốt vào mùa hè, bệnh gan, viêm tụy, mất ngủ, hội chứng tiền mãn kinh, viêm loét dạ dày, bệnh thận, xương khớp, rối loạn da và cholesterol cao.
Sữa ong chứa cũng được sử dụng như 1 loại thuốc bổ sức khỏe nói chung, có khả năng chống lại tác động của lão hóa và nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Khi thử nghiệm ở động vật, người ta thấy rằng sữa ong chúa có vẻ như có khả năng tạo ra một số hoạt động nhằm chống lại các khối u và sự phát triển của "xơ cứng động mạch".
1 số người còn sử dụng sữa ong chúa thoa trực tiếp len da như 1 phương pháp dưỡng da tại nhà hoặc lên da đầu để kích thích tăng trưởng tóc.
Như vậy, sữa ong chúa theo Moon là rất hữu ích khi sử dụng, không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể mà còn làm chậm lại quá trình lão hóa, duy trì độ đàn hồi, tươi mát của làn da, nuôi dưỡng cơ thể trẻ trung dài lâu cũng như làm ổn định lại tâm trí người dùng.
Sử dụng sữa ong chúa có an toàn không?
Sữa ong chúa rất an toàn cho phần lớn trường hợp khi dùng theo đường uống một cách hợp lý. Nếu có trường hợp gây ra phản ứng phụ, các phản ứng này có thể kể đến như hen suyễn, sưng cổ họng, rất hiếm khi gây ra tình trạng đại tràng chảy máu, đau bụng hay tiêu chảy ra máu...
Nhìn chung, cũng như hầu hết các dược phẩm hay thực phẩm chức năng khác trên thị trường, các nhà sản xuất đều sẽ đưa đến cho bạn sữa ong chúa đã được xử lý bằng công nghệ hiện đại và liều lượng thích hợp để đảm bảo tối đa việc phát huy công dụng, hiệu quả cũng như đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho người dùng. Vì vậy bạn chỉ cần sử dụng theo đúng hướng dẫn thì không phải lo lắng gì đâu nhé!
Riêng về việc sử dụng sữa ong chúa thoa lên ngoài da, phần lớn cũng đều an toàn nếu dùng với lượng thích hợp. Tuy nhiên một vài trường hợp da dầu đặc biệt có thể gây ra viêm da và dị ứng phát ban. Do đó bạn nên test lên 1 vùng da nhỏ trước khi sử dụng để chắc chắn da bạn thích hợp với sữa ong chúa.
Một số lưu ý khác khi sử dụng sữa ong chúa:
- Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng sữa ong chúa (nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng)
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: hiện không có thông tin đầy đủ và độ an toàn khi sử dụng sữa ong chúa trong giai đoạn này. Do đó bạn nên tránh sử dụng.
- Hen suyễn và dị ứng: không được sử dụng sữa ong chúa
- Viêm da: sữa ong chúa có thể làm viêm da nặng hơn
- Huyết áp thấp: sữa ong chúa có thể làm giảm huyết áp. Do đó đừng nên sử dụng sữa ong chúa nếu cảm thấy huyết áp của bạn đã sẵn ở mức thấp.