Da cháy nắng có thể phục hồi sau 1 khoảng thời gian nhưng kèm theo đó là những tác hại nặng nề của lão hóa da, ung thư da sớm có thể xảy ra.

lam-the-nao-de-ngua-da-chay-nang

Nếu bạn muốn có làn da sáng đẹp, ít sạm nám, ít thâm mụn hay 1 làn da trẻ hóa dài lâu theo thời gian, việc bảo vệ ngăn ngừa da cháy nắng là 1 vấn đề cực kỳ quan trọng. Ngay cả khi muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong việc điều trị nám da, yêu cầu bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và ánh nắng mặt trời càng được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên việc bảo vệ da vẫn chưa được nhiều chị em quan tâm đúng mức, khiến làn da luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ hư tổn khác nhau và 1 trong những vấn đề này là nguy cơ da cháy nắng khi tiếp xúc với nắng ở cường độ cao trong thời gian dài, chẳng hạn như khi tắm nắng, tắm biển... Nếu da cháy nắng nhẹ, da có thể chuyển sang màu hồng và có cảm giác đau rát nhẹ, tuy nhiên da rơi vào tình trạng cháy nắng trầm trọng có thể kèm theo hiện tượng da khô, bong tróc và tiềm ẩn cả nguy cơ ung thư da. Vậy làm thế nào để bạn có thể bảo vệ làn da của mình tốt nhất, cả ngày nắng, ngày mưa, ngày râm mát và khi trời nhiều mây?

Vì sao da bạn bị cháy nắng?

Có rất nhiều yếu tố góp phần vào nguy cơ da bị cháy nắng, bao gồm cả vấn đề màu da tự nhiên, sản phẩm kem chống nắng sử dụng, lượng kem chống nắng dùng, thời gian sử dụng bao lâu thì thoa lại, thời gian trong ngày bạn tiếp xúc với môi trường bên ngoài, thời gian đi bơi, bạn có thường xuyên tắm nắng, phơi nắng hay tìm kiếm bóng râm để che chắn cho da hay không...

lam-the-nao-de-ngua-da-chay-nang

Da nâu rám nắng có thể trông năng động nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ hư tổn và lão hóa nặng

Có rất nhiều người vẫn thường hay than rằng làn da của họ vẫn bị cháy nắng mặc dù thường xuyên sử dụng và thoa đi thoa lại nhiều lần kem chống nắng trong ngày. Thông thường việc da cháy nắng dù đã sử dụng kem chống nắng có thể là do những nguyên nhân sau:

- Bạn đã có sự nhầm lẫn giữa "cách sử dụng kem chống nắng" và "lượng dùng kem chống nắng". Theo Moon được biết các hãng đều khuyên nên thoa lại kem chống nắng sau 2 - 3 tiếng, tuy nhiên lần thoa kem chống nắng thứ 2 nên cách lần đầu là 30 phút, kể từ lần thứ 3 trở đi, khoảng thời gian này mới nên cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ. Dùng lượng quá ít cũng sẽ không bảo vệ được làn da hiệu quả. Lượng kem chống nắng nên sử dụng là vào khoảng 1/4 muỗng cà phê.

lam-the-nao-de-ngua-da-chay-nang

Nên dùng lượng kem chống nắng cỡ 1 đồng xu (1/4 tsp) cho vùng mặt, 1/2 tsp cho cổ và mặt, 2 tsp cho thân và 2tsp cho mỗi chân

- Hãy thoa kem chống nắng 30 - 45 phút trước khi ra ngoài, đừng thoa kem chống nắng quá sát thời điểm ra nắng.

- Bạn chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da. Kính mát, quần áo chống tia UV, nón mỹ, bóng râm thực ra cũng rất quan trọng, nếu có thể kết hợp đầy đủ sẽ giúp bảo vệ da tốt hơn. Và đừng quên không có phương pháp nào có thể giúp bảo vệ da 100% khỏi ánh nắng mặt trời và tia cực tím, do đó làn da ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng khi ra nắng, vì vậy nếu có thể hãy hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với nắng trong ngày.

- Tắm nắng và chơi thể thao dưới ánh nắng mặt trời cũng chính là nguyên nhân khiến da dễ bị cháy nắng, đặc biệt là những thời điểm vào buổi sáng và chiều, khi bạn cho rằng ánh nắng không đủ gây hại cho da.

Làm thế nào để ngăn ngừa da cháy nắng?

Cách đơn giản nhất để hạn chế nguy cơ da cháy nắng và không hư tổn da ánh nắng mặt trời tác động đó chính là hạn chế ra ngoài nắng nhiều. Điều này nghe có vẻ không thực tế lắm vì công việc đôi khi bạn phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài ít nhất cũng phải 30 phút trở xuống (thời gian chạy xe), tuy nhiên cứ giảm tối đa thời gian này nếu không cần thiết, đặc biệt là từ 9 - 15g hằng ngày. 

Hạn chế tắm nắng, phơi nắng, đặc biệt là nên tập thói quen sử dụng kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà 30 - 45 phút.

Chỉ cần thực hiện tốt 2 yêu cầu này, bạn đã có thể giúp bảo vệ da khỏi cháy nắng đến 70%.

Ngoài ra:

- Chọn kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF30 trở lên và dùng tối thiểu 20 - 30 phút trước khi ra ngoài là cách giúp hỗ trợ bảo vệ da tốt nhất khỏi ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Lượng kem chống nắng sử dụng khoảng 1/4 muỗng cà phê, lượng này phải vừa đủ để sử dụng cho vùng da mặt và cả vùng cổ, tai.

- Nếu bạn đi bơi hay cơ thể đổ mồ hôi nhiều thường xuyên, hãy chọn dùng các sản phẩm kem chống nắng có thể chống được nước và đừng quên thoa lại sau khi tiếp xúc với nước vì các sản phẩm này cũng không lưu lại trên da quá lâu sau khi da bị ướt. Thường 1 sản phẩm chống nắng có nhãn dán "water resistant" có thể kéo dài thời gian bảo vệ da lên 40 phút khi ở dưới nước, sản phẩm có nhãn dán "very water resistant" có khả năng bảo vệ da lâu hơn lên đến 80 phút khi gặp nước. Và để bảo vệ da tốt nhất đừng quá ỷ lại vào thông tin quảng cáo từ người bán hay nhãn hàng mà hãy tự ý thức việc thoa lại kem chống nắng sau khoảng thời gian ngắn này, tuy có hơi phiền 1 chút nhưng sẽ bảo vệ làn da của bạn tốt hơn, hiệu quả hơn nhé.

lam-the-nao-de-ngua-da-chay-nang

Các sản phẩm chống nắng chống nước có thể giúp bảo vệ da tối đa 80 phút khi ướt

- Tham khảo thông tin chỉ số chống nắng SPF trên sản phẩm để xác định khả năng bảo vệ của sản phẩm có thể kéo dài trong bao lâu. Để làm được điều này, bạn cần biết chính xác khoảng bao lêu thì làn da sẽ đổi màu nếu không được che chắn, bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Phần lớn những người có làn da sáng, khoảng thời gian này khoảng 10 - 15 phút. Nhưng cũng lưu ý rằng, việc đổi màu da là 1 hiện tượng hoàn toàn riêng biệt với việc da hư tổn khi tiếp xúc với nắng bạn nhé, do đó đừng để da tiếp xúc với nắng mà không được bảo vệ kỹ càng dù chỉ là 1 phút. Mỗi ngày tích lũy dần, nám da, sạm da, đốm nâu và lão hóa cũng sẽ xuất hiện nhanh chóng.

- FDA khuyến cáo nếu bạn ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với nắng thì nên thoa lại kem chống nắng mỗi 2 giờ. Đây cũng là vấn đề rất nhiều bạn khi dùng kem chống nắng e ngại vì tính bất tiện, nhưng nó lại là lời khuyên hữu ích nếu bạn thực sự muốn bảo vệ làn da sáng khỏe của mình, ngăn ngừa tối đa nguy cơ da cháy nắng, sạm màu, lão hóa và hư tổn.

- Tăng cường bảo vệ da bằng các biện pháp hỗ trợ khác (nón mũ, kiếng mát, khăn choàng, khẩu trang, quần áo bảo vệ...), đồng thời mở rộng khu vực áp dụng kem chống nắng phổ rộng cho cả vùng đầu, cổ. 1 chiếc nón rộng vành cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc bảo vệ da khỏi nguy cơ cháy nắng.

- Hãy sử dụng thêm quần áo có khả năng chống tia UV cho những ngày phải ra nắng trong thời gian dài, đặc biệt là khi đi biển. Mặc dù chúng ta đều muốn trông thời trang, phong cách, gợi cảm và thoải mái nhất có thể nhưng đổi lại, làn da có thể hư tổn bất cứ lúc nào. Diện tích da toàn thân lại khá lớn, sử dụng kem chống nắng vì vậy cũng rất tốn kém nếu dùng 1 hãng uy tín, cao cấp với lượng đủ, do đó quần áo chống nắng lúc này sẽ giúp hỗ trợ bảo vệ da tốt hơn, nhất là khi bạn đi bơi, tiếp xúc nhiều với nước và đặc biệt dành cho những người không thích cảm giác kem chống nắng bết dính nhờn rít từ đầu đến chân.

- Đeo kính mát để bảo vệ vùng da mỏng quanh mắt cũng như để bảo vệ giác mạc. Chỉ cần hỏi bác sĩ nhãn khoa, bạn sẽ biết được về lâu dài ánh nắng mặt trời có thể gây hại gì cho đôi mắt nếu không dùng kính mát nhé.

- Hạn chế tiếp xúc với nắng trong khoảng thời gian tia UV lên đến đỉnh chẳng hạn như từ 9 - 15g hằng ngày. Khoảng thời gian này ở 1 số khu vực còn có thể kéo dài hơn và bắt đầu sớm hơn từ 8 - 16g... Nếu sau 1 thời gian sinh hoạt cá nhân, bạn có thể nhận biết chính xác khoảng thời điểm nào là an toàn và nguy hại cho làn da của chính mình.

- Hãy tìm đến bóng râm bất cứ lúc nào, phơi nắng không bao giờ là ý tưởng hay cho làn da mặc dù bạn sẽ có làn da ngâm rám nắng trông có vẻ khỏe khoắn, năng động và Tây. Hãy trốn vào bóng râm hay vào nhà nhanh nhất có thể nếu cảm thấy làn da đã bắt đầu đổi sang màu đỏ hồng, ngay cả khi bạn đã thoa lại kem chống nắng nhiều lần.

- Đừng quên sử dụng kem chống nắng cho những vùng da dễ cháy nắng nhưng cũng thường bị bỏ quên khác chẳng hạn như vùng tai, bàn chân, phần trên tóc, sau cổ và trên mu bàn tay.

Thành phần chăm sóc da và bảo vệ làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Nhạy cảm với ánh nắng (hay còn gọi là photosensitivity/sun sensitivity) nghĩa là hiện tượng da kích ứng với bất cứ loại tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nào xảy ra. Hiện tượng này còn có thể xảy ra do ảnh hưởng của các sản phẩm dưỡng da có chứa thành phần chiết xuất từ thực vật có khả năng làm trầm trọng hơn tình trạng hư tổn da do ánh nắng mặt trời.

Làn da càng dễ nhạy cảm với nắng cũng có nghĩa là da càng dễ bị cháy nắng, vì vậy đừng bỏ qua những bí quyết trên đây để bảo vệ da hiệu quả hơn. Kiểm tra sản phẩm chăm sóc da của bạn xem liệu các sản phẩm này có chứa các thành phần dưới đây hay không, 1 số thành phần này có thể làm tăng tình trạng nhạy cảm của da với ánh nắng, chẳng hạn như:

lam-the-nao-de-ngua-da-chay-nang

Các sản phẩm có chứa thành phần như Benzoyl Peroxide có thể làm tăng khả năng kích ứng da

- Tinh dầu Lavender
- Tinh dầu hương thảo (Rosemary)
- Tinh dầu sandalwood oil
- Tinh dầu họ cam (citrus) chẳng hạn như lemon, lime, grapefruit, bergamot
- Sản phẩm chứa thành phần hương liệu (fragrance) như courmarin, limonene
- St.John's wort
- Nhóm thành phần thực vật thuộc họ Umbelliferae, bao gồm parley, carrot, dill, angelica, anise, fennel và Centella Asiatica
- Glycolic hoặc Lactic Acid (AHAs)
- Benzoyl Peroxide

Những thành phần trên đây không phải không tốt cho da hay không nên dùng, mà khi dùng đồng nghĩa với việc da có thể tăng nguy cơ nhạy cảm hơn với ánh nắng, vì vậy bạn nên bảo vệ da khỏi ánh nắng tốt hơn để đảm bảo da sáng khỏe hiệu quả hơn.

Kết luận

Da bị cháy nắng 1 lần 1 năm bạn có thể nghĩ điều đó không mấy nghiêm trọng, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng, việc hiện tượng da cháy nắng, tiếp xúc thường xuyên với nắng mà không được bảo vệ lặp đi lặp lại thường xuyên, da cháy nắng hay tắm nắng nhiều lần...không chỉ làm da lão hóa sớm mà còn gây ra nhiều hư tổn khác ảnh hưởng đến hình thức da bên ngoài theo nhiều cách, đến nỗi bạn có thể giật mình khi nhìn mình trong gương.

Với sản phẩm chống nắng phù hợp, quần áo bảo vệ và thực hiện theo những gợi ý bảo vệ da khác, bạn có thể chống lại những hư tổn da do cháy nắng gây ra, giảm đáng kể dấu hiệu lão hóa trên da như da không đều màu, nhiều đốm nâu, tàn nhang, nếp nhăn li ti, da chùng nhão, chảy xệ, kém săn chắc, mất độ đàn hồi...

Khả năng phục hồi của làn da khi còn trẻ rất tốt, có thể là yếu tố khiến bạn ỷ lại về việc bảo vệ da tối đa, tuy nhiên đến 1 độ tuổi nhất định, thường sau 30 hoặc sau sinh, làn da phụ nữ bắt đầu tiến trình lão hóa với tốc độ rất nhanh. Do đó nếu không bảo vệ da tốt từ hôm nay, bạn sẽ hối hận vì khó có thể lấy lại làn da tươi trẻ như ý sau thời điểm này.

lam-the-nao-de-ngua-da-chay-nang

- www.moontruong.com -