Ánh nắng mặt trời có thể giúp xương chắc khỏe cũng có khả năng gây lão hóa, sạm da và nhiều vấn đề về da khác không mong muốn.

nhung-anh-huong-cua-anh-nang-mat-troi-len-lan-da

Da sáng khỏe hay không ngoài việc dưỡng da cá nhân, chế độ ăn uống, hiểu được những ưu và nhược khi để da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời cũng là 1 trong những vấn đề quan trọng. Dù mang lại cũng khá nhiều lợi ích, tuy nhiên ánh nắng mặt trời cũng chính là nguyên nhân khiến làn da sạm màu, hư tổn, lão hóa và tiềm ẩn các nguy cơ về ung thư da khác. Vậy ánh nắng mặt trời có hại hay lợi như thế nào, làm sao để bảo vệ làn da tốt nhất, hãy cùng Moon điểm sơ qua bài viết hôm nay nhé!

Ánh nắng mặt trời

Trong ánh nắng mặt trời người ta phân tích được rằng có những ánh sáng bước sóng lớn và bước sóng ngắn, trong đó bước sóng lớn và ánh sáng hồng ngoại có thể nhìn được dù có thẩ xâm nhập sâu vào da nhưng ít gây hại, trong khi ánh sáng bước sóng ngắn hơn (đến biểu bì và hạ bì) lại có thể tương tác với tế bào da, từ đó tạo ra các gốc tự do hoạt tính cao.

Cơ thể không thể trung hòa các gốc tự do với lượng cao vượt trội và hoạt động mạnh này với lượng chất chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể, từ đó có thể gây ra nhiều tổn thương đến các tế bào da, từ đó gây ra các nếp nhăn, ung thư da hay nhiều bệnh mãn tính khác.

nhung-anh-huong-cua-anh-nang-mat-troi-len-lan-da

Thông thường tia UV sẽ có 3 dạng chính như Moon từng đề cập ở 1 bài viết trước, với những nguy cơ gây hại cho da như:

- UVA: có khả năng phá hủy hệ thống Collagen, Elastin, gây lão hóa da, tổn thương DNA cũng có thể đi xuyên qua nón mũ, vải, tồn tại cả khi trời râm mát...

- UVB: là nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể nhưng lại có khả năng gây sạm da. Tuy nhiên UVB có thể bị phản xạ bởi kính và nước

- UVC: thường bì phản xạ lại ngay tầng khí quyển trái đất, nên dù rất hại nhưng vẫn không tiếp xúc được với làn da chúng ta. Tuy nhiên 1 số khu vực khí quyển đang có những lỗ hổng, có thể là điều kiện để UVC đi xuyên và gây ảnh hưởng trong thời gian tới.

Ảnh hưởng của những tia UV này nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào thời điểm, vị trí địa lý, tọa độ chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như thời điểm 9 - 15g, càng gây hại cho da và cần chống nắng bảo vệ da tốt hơn.

Những ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời lên làn da

Các báo cáo và thống kê từ các bác sĩ da liễu về tỷ lệ ung thư da cho thấy có hơn 90% trường hợp này xảy ra đều bắt nguồn từ việc phơi nắng. Giải pháp tạm thời để ngăn chặn điều này là tập thói quen sử dụng kem chống nắng hằng ngày.

nhung-anh-huong-cua-anh-nang-mat-troi-len-lan-da

Tuy nhiên đa phần các sản phẩm chống nắng hiện nay chỉ mới có thể ngăn ngừa khoảng 70 - 90% tia UVB, trong khi đó hầu như tia UVA chỉ có thể ngăn chặn ở 1 tỷ lệ rất nhỏ, do đó dù bạn có thoa kem chống nắng và che chắn đến đâu, ít nhiều làn da cũng đều đang chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tia UVA. Tia này khi đó có thể xâm nhập vào hạ bì gây lão hóa da sớm, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ra trường hợp dị ứng, tổn thương giác mạc, võng mạc, đến DNA...Càng tiếp xúc nhiều với ánh nắng trong thời gian lâu, mức độ ảnh hưởng càng gia tăng, da càng lão hóa nặng nề.

Riêng tia UVB lại là nguyên nhân chính gây sạm da, xuất hiện đốm nâu, đồi mồi, nám da. So với UVA, UVB có khả năng gây tổn thương DNA nhiều hơn, khi xâm nhập vào da có thể tác động đến tế bào sâu nhất của biểu bì, từ đó gây ra tình trạng tổn thương da cấp tính.   

Bên cạnh đó, 1 trong những biểu hiện rõ rệt của làn da tổn thương do ánh nắng mặt trời đó là hiện tượng da cháy nắng. Ranh giới đi từ cháy nắng đến ung thư da là rất mong manh, do đó Moon nghĩ bạn nên cân nhắc kỹ về phương pháp làm đẹp này nhé.

Biểu hiện của làn da cháy nắng là da đỏ, đau và dộp. Thông thường các dấu hiệu này ít khi xuất hiện ngay tức thì mà phải mất khoảng tầm 5 giờ đồng hồ mới có thể thấy bằng mắt thường. Để ngăn ngừa hiện tượng cháy nắng do da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bạn có thể sử dụng kem chống nắng có độ quang phổ rộng, hạn chế phơi nắng từ 9 - 15g, áp dụng các giải pháp làm mát da bằng vải lanh lạnh, các sản phẩm làm mát và dịu da khác nhằm giảm viêm và đau cho da. Trong trường hợp da cháy nắng nghiêm trọng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. 

nhung-anh-huong-cua-anh-nang-mat-troi-len-lan-da

Một số người còn dễ dàng bị dị ứng với ánh nắng mặt trời. Khi đó tia UVA sẽ kích thích quá trình oxy hóa còn tia UVB lại tăng cường sản sinh gốc tự do. Khi tia UV chạm đến da còn kết hợp với các thành phần có trong mỹ phẩm hay kem chống nắng, đặc biệt là các sản phẩm dạng sữa sẽ gây ra tình trạng nang lông tuyến bã nhờn bị kích ứng và viêm, sinh mụn aestivalis

Một số trường hợp khác lại xảy ra phản ứng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời khi đang trong quá trình dùng dược phẩm. Khi này, thuốc sẽ tương tác với tia UV dẫn đến các vấn đề dị ứng da. Thuốc này có thể là dạng thuốc uống (kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc lợi tiểu...) hay thuốc thoa ngoài. 

Các hiện tượng khác có thể gặp khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài nhiều năm có thể kể đến như dầy sừng quang hóa (hiện tượng da khô có vảy màu đỏ, hồng hay nâu, kích thước rộng từ 0.5 - 3cm), ung thư tế bào đáy (đốm nhỏ có mài đỏ hay hồng, bóng, có chiều hướng trở nên cứng hơn, gây chảy máu và chuyển sang dạng u nhọt); khối u ác tính (biểu hiện bằng việc nốt ruồi thay đổi diện mạo hoặc xuất hiện nốt ruồi mới, có nhiều màu và hình thức không đồng đều, thường rộng hơn 6mm)

Làm thế nào để bảo vệ làn da khỏi tia UVA, UVB?    

nhung-anh-huong-cua-anh-nang-mat-troi-len-lan-da

Để bảo vệ da khỏi ảnh nắng mặt trời ngoài việc chọn lựa các biện pháp bảo vệ da tối ưu (SPF) kết hợp với việc bảo vệ da tự nhiên sẽ cho ra kết quả thời gian tối đa mà bạn có thể phơi nắng không sợ da hư tổn. Tuy nhiên khoảnh thời gian này thường rất ngắn và phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong ngày.

Để chọn loại kem chống nắng với chỉ số phù hợp, hãy tham khảo bài viết cũ bên dưới của Moon nhé.

Bên cạnh kem chống nắng, để bảo vệ da bạn còn nên hạn chế ra nắng nhiều trong khoảng thời gian từ 9 - 15g hằng ngày đặc biệt là giữa trưa. Khi ra nắng nên sử dụng nón mũ, kính mát, quần áo che chắn cẩn thận. 

Những tác động tích cực của ánh nắng mặt trời 

Các nghiên cứu khoa học cho rằng Serotonin sản sinh ở vỏ não cũng chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ lượng ánh nắng mặt trời mà cơ thể đã tiếp xúc trong ngày. Nồng độ này cao hơn trong những ngày nắng vo với những ngày mây và âm u, do đó gây ảnh hưởng đến cảm xúc ở con người. Do đó thỉnh thoảng chứng ta dễ rời vào cảm giác rối loạn cảm xúc theo mùa hay còn gọi là SAD - seasonal affective disorder.

nhung-anh-huong-cua-anh-nang-mat-troi-len-lan-da

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian thích hợp còn có thể giúp tăng cường vitamin D trong cơ thể, giúp xương chắc khỏe. Thời gian thích hợp cho việc tắm nắng kích thích sản sinh vitamin D là từ 6 - 9g hằng ngày, linh hoạt theo từng vùng địa lý và khí hậu khác nhau.

nhung-anh-huong-cua-anh-nang-mat-troi-len-lan-da

- www.moontruong.com -