1 quy trình hình thành mụn thông thường, theo các chuyên gia sẽ được chia làm 7 giai đoạn. 7 giai đoạn này diễn ra như thế nào, điều trị ra sao thì phù hợp?
Nếu bạn nào thực sự quan tâm về vấn đề mụn, Moon có thể nói chi tiết hơn 1 chút ở bài viết này. Về các giải pháp, các bạn có thể xem như thêm 1 gợi ý chi tiết cho việc tự điều trị mụn tại nhà của mình nhé. Thành công hay thất bại, còn phụ thuộc vào việc tinh chỉnh sao cho phù hợp với đặc tính làn da của mình, điều tiết lại chế độ sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống... là có thể giúp giảm mụn hiệu quả.
1 quy trình hình thành mụn thông thường, theo các chuyên gia sẽ được chia làm 7 giai đoạn. 7 giai đoạn này diễn ra như thế nào?
Giai đoạn 1: da không được tẩy da chết, các tế bào da chết này kết hợp cùng bã nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Quá trình sản xuất bã nhờn sẽ được kích thích bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố hormone (cortisol), 1 số chất khác như neuropeptides, dihydroxytestosterone. Mức độ mà mỗi yếu tố này tác động đến da và sinh mụn phụ thuộc vào yếu tố di truyền ở mỗi người.
Giai đoạn này, những gì bạn có thể thực hiện là sử dụng các sản phẩm tẩy da chết có chứa thành phần như Salicylic Acid hoặc Glycolic Acid. Những sản phẩm này cũng giúp kích thích sản sinh tế bào da mới.
Ngoài ra, một vài trường hợp cũng được điều trị bằng cách giảm sản xuất bã nhờn thông qua việc sử dụng thuốc tránh thai, cải thiện chế độ ăn uống.
Thuốc tránh thai không thể dùng tùy ý, bạn chỉ nên dùng nếu đó là 1 gợi ý từ bác sĩ.
Giảm căng thẳng tinh thần cũng giúp giảm nguy cơ sinh mụn vì stress có thể kích thích giải phóng hormone cortisol nhiều hơn, làm tăng hoạt tính tuyến bã nhờn.
1 số người cũng thấy da cải thiện mụn khi áp dụng chế độ ăn uống ít đường, sữa và glutens. Nhưng những ý kiến này chưa được chứng mình rõ và vẫn có nhiều trường hợp khi áp dụng không có kết quả như mong đợi. Nhưng dù sao chế độ ăn uống hằng ngày ít đường vẫn tốt hơn cho cơ thể của bạn.
Giai đoạn 2: Tích tụ vi khuẩn
Giai đoạn này, vi khuẩn dần tích tụ và sản sinh trong lỗ chân lông, vi khuẩn này thường biết đến với tên gọi P.acnes (Propionibacterium acnes).
Giai đoạn này, bạn có thể sử dụng sản phẩm có chứa Benzoyl Peroxide để triệt vi khuẩn P.acnes. Thành phần này có thể diệt khuẩn bằng cách tạo ra các oxy hoạt tính trong nang lông chứa bã nhờn. Vì vậy thành phần này có thể gây nên sự hình thành gốc tự do, do đó nên giới hạn chỉ sử dụng cho vùng nhân mụn.
Các sản phẩm kháng sinh như clindamycin, dung dịch ATS hoặc Benzamycin và kháng sinh đường uống thường được dùng như chất kháng khuẩn. Tuy nhiên theo một vài chuyên gia da liễu, có đến 69% bệnh nhân điều trị mụn trứng cá có biểu hiện kháng kháng sinh, do đó, các sản phẩm này không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Ngoài ra, kỹ thuật ánh sáng cũng được chứng minh là có thể giúp chống hình thành mụn giai đoạn này khá tốt. Ánh sáng bước sóng 410-420nm tập trung vào porphyrin - sắc tố sản sinh bở P.acnes, có hiệu quả diệt khuẩn cao.
Giai đoạn 3: Hình thành nhân mụn
Giai đoạn này, vi khuẩn tiếp tục lan truyền trong lỗ chân lông, tạo thành những nhân mụn nhỏ. Khi nhân mụn nhỏ phát triển, có thể tạo thành 2 hình thức, nhân mụn đóng hay còn gọi là mụn đầu trắng hoặc nhân mụn hở, tiếp theo xảy ra quá trình oxy hóa khi tiếp xúc với không khí, gọi là chứng mụn đầu đen. Đây còn gọi là mụn trứng cá loại 1.
Giai đoạn này, bạn nên tập trung sử dụng chất chống vi khuẩn và điều trị ánh sáng như giai đoạn 2.
Giai đoạn 4, 5: Hình thành mụn đỏ và mụn mủ
Giai đoạn này, mụn thường bắt đầu viêm năng, nhân mụn phát triển to hơn, đỏ hơn và thường gọi là mụn trứng cá. Nếu mụn tiếp tục phát triển, có thể tạo nên tổn thương viêm rõ hơn gọi là mụn mủ (mụn trứng cá cấp 3).
Những gì trong giai đoạn này cần thực hiện vẫn là tập trung diệt khuẩn hoặc áp dụng giải pháp điều trị bằng ánh sáng như giai đoạn 2.
Giai đoạn 6. 7: Hình thành mụn bọc, mụn nang
Hầu hết những người bị mụn trứng cá ít khi phải trải qua giai đoạn này. Tuy nhiên, 1 vài trường hợp vẫn bị mụn nang và mụn bọc trên da.
Giai đoạn này, bạn cần đến khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc dùng như Accutane. Nhưng chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Ngay cả khi bác sĩ gợi ý sử dụng, bạn cũng nên biết rằng, Accutane có thể đi kèm với nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm cả việc mất thị lực, tăng triglyceride trong máu (acid béo), làm da khô nghiêm trọng, kể cả vùng miện, mất khả năng nhìn ban đêm cũng như các dị tật bẩm sinh nặng ở phụ nữ có thai. Vì những lú do này, Accutane thường được xem là phương pháp cuối cùng áp dụng cho bệnh nhân mụn trứng cá nặng.
Dưới đây là 1 vài gợi ý về quy trình chăm sóc da mà bạn có thể tham khảo.
Buối sáng:
1. Làm sạch da: sử dụng sữa rửa mặt có chứa Salicylic Acid để làm sạch da, lỗ chân lông, bã nhờn. Salicylic Acid có hiệu quả hơn AHAs như Glycolic ACid hoặc Lactic Acid trong việc giúp giảm mụn hình thành.
2. Ngoài ra, các sản phẩm chứa Salicylic Acid cũng tương tác cao hơn với sản phẩm chứa Benzoyl Peroxide và mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc điều trị mụn.
3. Sản phẩm kiểm soát dầu trên da nên có chứa Salicylic Acid. Sản phẩm có Glycolic Acid làm thành phần chính cũng giúp hỗ trợ tái tạo mới và loại bỏ tế bào da chết, đặc biệt cho người bị mụn trứng cá mãn tính.
4. Dưỡng ẩm: 1 số thành phần trong kem trị mụn có thể khiến da trở nên khô và bong tróc, kích ứng. Do đó, việc sử dụng 1 sản phẩm dưỡng ẩm được cho là cần thiết, nhất là sản phẩm có hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa và giúp da mềm mại.
Tuy nhiên, nếu bạn thuộc tuýp da nhờn, bạn có thể bỏ qua bước này
5. Kem và phấn trang điểm không chứa dầu, có chứa SPF. 2 sản phẩm này không nên chứa bất kỳ thành phần nào có khả năng gây mụn trứng cá. Tuy nhiên, với kem hay phấn trang điểm, nhất là phấn trang điểm, để có thể đạt được hiệu quả của chỉ số chống nắng trên sản phẩm, bạn cần sử dụng 1 lượng gấp 14 lần so với bình thường. Do đó 1 SPF30 thực sự chỉ cung cấp được khoảng SPF2 nếu sử dụng bình thường.
Do đó, hãy đặc biệt cẩn thận và tăng cường bảo vệ da, tránh nắng trong khoảng thời gian từ 10:00 - 14:00, đội mũ và sử dụng kem chống nắng không chứa dầu hằng ngày.
Ban đêm
1. Làm sạch da: tiếp tục sử dụng sữa rửa mặt có chứa Salicylic Acid để làm sạch da, lỗ chân lông, bã nhờn.
2. Sử dụng sản phẩm điều trị mụn không chứa Benzoyl Peroxide, vì thành phần này có thể làm biến tính tretinoin tìm thấy trong sản phẩm ban đêm như Retin-A, từ đó làm giảm hiệu quả của sản phẩm này.
Tuy nhiên. nếu Benzoyl Peroxide được sử dụng vào buổi sáng để diệt khuẩn và Salicylic Acid để tăng tế bào da tái tạo, đồng thời làm thông thoáng lỗ chân lông vào ban đêm, mụn sẽ cải thiện nhanh chóng hơn.
3. Điều trị với Retinoid (nếu không mang thai hay cho con bú): bạn có thể được bác sĩ giới thiệu sản phẩm lý tưởng như Retin-A vào lúc này, sản phẩm này có thể mang lại hiệu quả cao gấp 20 lần so với sản phẩm Retinol không kê toa. Tuy nhiên chỉ được sử dụng khi có sự gợi ý từ bác sĩ nhé.
Retinoids cũng là phương pháp hữu ích giúp chống lại mụn trứng cá vì thành phần này có thể làm tăng tỷ lệ chu kỳ tế bào, giúp tẩy tế bào chết trên da.
Sản phẩm dưỡng ban đêm này cũng có thể chứa thêm thành phần khác như AHAs, thành phần chiết xuất trà xanh chống oxy hóa, vitamin E...
Retinoids khi sử dụng có thể hơi khó chịu, do đó bạn nên bắt đầu sử dụng cách ngày trong khoảng 2 tuần cho đến khi cảm thấy da dễ chịu hơn thì có thể tăng lên dùng hằng đêm.
Khi sử dụng Retinoids, da rất dễ nhạy cảm với ánh sáng, đó là lí do vì sao bạn chỉ nên dùng sản phẩm này vào ban đêm.
4. Dưỡng ẩm: không bắt buộc, trừ khi bạn thuộc tuýp da khô.
Sử dụng Retinoids đôi khi cũng làm da khô, khó chịu, do đó bạn có thể kết hợp 1 lớp kem dưỡng ẩm mỏng để giảm hiện tượng này.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo những thành phần nên hạn chế sử dụng cho da mụn sau:
-butyl stearate
-cinnamon oil
-cocoa butter
-coconut oil
-decyl oleate
-isopropyl isostearate
-isopropyl myristrate
-lanolin
-mystristyl myristrate
-neopentanoate
-neopalmitate
-octyl palmitate
-octyl stearate
-peppermint oil
-propionate
-propylene glycol
-sodium lauryl sulfate