Mang thai là giai đoạn làn da gặp nhiều vấn đề như nám sạn, rạn da, phát ban... Bạn cần làm gì để cải thiện và nuôi dưỡng làn da của mình giai đoạn này?
Bạn có bao giờ nghe mọi người bảo rằng, khi mang thai, làn da của mình trở nên hồng hào và đẹp hơn không? Thực tế, chỉ có 1 số rất ít phụ nữ may mắn rơi vào trường hợp này khi trong giai đoạn thai kỳ. Số đông còn lại phải trải qua 1 giai đoạn khá khắc nghiệt với những thay đổi đáng sợ của hình thức bên ngoài, chẳng hạn như da khô sần, nám, sạm, đốm nâu xuất hiện nhiều hơn trên da, mụn trứng cá, vết rạn da hình thành, móng tay, chân cũng trở nên giòn và dễ gãy rụng, tình trạng chung của da trở nên tồi tệ hơn.
Giải thích điều này, các chuyên gia cho rằng, khi bạn mang thai, cơ thể tạo ra 1 lượng lớn các yếu tố tăng trưởng và có 1 lưu lượng lớn máu di chuyển qua đó, nhờ vậy da có hiệu ứng hồng hảo hơn thường ngày. Nhưng việc gia tăng lưu lượng máu này cũng có thể dẫn đến hiện tượng mạch máu bị vỡ (spider angiomas) hay còn gọi là sao mạch, với 1 mạch máu trung tâm và những mạch thành mỏng xòe ra xung quanh.
Nên và không nên trong quá trình mang thai
Bên cạnh đó, trong quá trình thai kỳ, cơ thể phụ nữ cũng trải qua rất nhiều thay đổi, bao gồm các biến động hormone có thể ảnh hưởng đến da, tóc, móng. Cụ thể hơn là những vấn đề về da như:
Mụn trứng cá
1 trong những vấn đề lớn nhất của phụ nữ mang thai đó là tình trạng mụn trứng cả trở nên tệ hơn. Mụn có thể xuất hiện ở vùng mặt, ngực và cả vùng lưng.
Mặt khác, một số trường hợp lại có dấu hiệu cải thiện tốt hơn tình trạng mụn trong khi mang thai. Các chuyên gia cho rằng, mụn trứng cá là 1 tình trạng về da do hormone gây ra, đó là vì sao một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai để làm sáng đẹp da, điều đó có nghĩa là sự dao động của hormone trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến mụn trên da.
Ngoài ra, phản ứng của các tuyến dầu với androgen - hormone nam cũng tăng lên trong thời kỳ mang thai. Điều này làm cho các tuyến dầu sản xuất 1 lượng lớn dầu gọi là sebum (bã nhờn), làm tắc nghẽn tuyến dầu, lỗ chân lông và kết quả là mụn đầu đen, mụn cám, mụn khác hình thành.
Nhưng đừng lo, vì da của bạn sẽ cải thiện dần sau quá trình mang thai. Nếu mụn viêm nặng khi mang thai, vẫn có 1 số thuốc kháng sinh tại chỗ an toàn cho việc điều trị mụn, tuy nhiên theo Moon, vẫn nên hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh hay thực phẩm chức năng vào lúc này.
Hãy làm sạch da hằng ngày với sữa rửa mặt không kê toa (OTC) có chứa AHAs cũng có thể giúp giảm mụn trứng cá phát sinh ở mức tối thiểu.
Hiện tượng sao mạch mà Moon đề cập đến ở trên cũng sẽ giảm dần theo thời gian sau khi sinh, tuy nhiên nếu không cải thiện, bạn có thể điều trị hiệu quả với phương pháp laser.
Rạn da
Hơn 90% phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện những vết rạn da trên cơ thể vì lúc này, cơ thể có sự kéo dãn da dưới để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Vết rạn da lúc này có thể màu hồng hoặc tím, xuất hiện ở vùng bụng, đôi khi còn hiện diện ở ngực hay đùi.
Để giảm nguy cơ này, bạn nên duy trì tập thể dục nhẹ, sử dụng kem dưỡng lành tính, dịu nhẹ có chứa AHAs để chăm sóc cơ thể, ngăn ngừa vết rạn xảy ra.
Nám sạm da
Nám da trong quá trình mang thai hay còn gọi là mặt nạ thai kỳ thường xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều như trán, má, môi trên... , bùng phát trong giai đoạn thai kỳ sau 1 thời gian dài tích lũy khi bạn còn trẻ.
Đây là 1 hiện tượng tự nhiên xảy ra ở phần lớn phụ nữ, cũng có thể bắt gặp ở phụ nữ dùng thuốc ngừa thai và sẽ có dấu hiệu thuyên giảm khi ngưng thuốc hay sau khi sinh.
1 số trường hợp, nám da vẫn sẽ tồn tại, đó là lúc chúng ta cần thử đến những phương pháp điều trị khác như sử dụng kem tẩy trắng, kem dưỡng trắng hay mặt nạ hóa học cho da.
Tốt nhất, cả trước khi mang thai, khi đã mang thai hay sau sinh, bạn đều nên sử dụng kem chống nắng để giảm tối đa nguy cơ hình thành nám da, tạo điều kiện cho nám da phai mờ nhanh chóng và kem dưỡng phát huy hiệu quả cao hơn.
Tóc
3 tháng sau sinh, phụ nữ cũng có dấu hiệu rụng tóc nhiều, nhưng thường tóc sẽ phát triển lại sau 1 thời gian ngắn. Tuy nhiên, theo bác sĩ da liễu, nếu tình trạng này trầm trọng, bạn nên khám bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.
Tại một vài vị trí đốm nâu trên cơ thể cũng phát triển lông, chẳng hạn như môi và cằm... đó là do ảnh hưởng thay đổi hormone trong thai kỳ. Bạn không cần quá lo lắng vì nó không hiện diện vĩnh viễn, thường sau 6 tháng sau sinh sẽ tự mất đi.
Phát ban
Đây cũng là 1 hiện tượng thường gặp khi mang thai với mụn nước hoặc nổi sẩn ngứa (PUPP - Pruritic Urticarial Papules Plaques of Pregnancy). Phụ nữ có da nổi sẩn ngứa với những đốm đỏ, phát ban và có thể trở nên trầm trọng khi lan rộng thành diện tích lớn ở vùng bụng. Phát ban này cũng có thể ảnh hưởng đến những khu vực khác như vùng đùi, mông, ngực và cánh tay.
Tuy nhiên các sản phẩm như thuốc chống ngứa, kháng histamine và steroid có thể giúp hỗ trợ kiểm soát tình trạng này hiệu quả. Tuy nhiên khi mang thai, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng những sản phẩm này nhé. Vì 1 bài viết trước đây Moon từng chia sẻ, có thông tin cho rằng, nếu bạn muốn an toàn hơn cho trẻ, hãy ngưng dùng mỹ phẩm có chứa Retinol và Retinyl Palmitate trong 9 tháng.
Ngoài những vấn đề da trên, bạn cũng c ó thể thấy da có nhiều thay đổi khác chẳng hạn như nốt ruồi trên cơ thể thay đổi màu, sẹo trên da thấy rõ hơn, có thể hình thành các khối u lành tính... tất cả phụ thuộc vào nồng độ estrogen ảnh hưởng đến các yếu tố này như thế nào. Và sau sinh, 1 vài vấn đế có thể được giải quyết khi estrogen trở về trạng thái cũ.