NHững thông tin cần biết về các thành phần có trong kem chống nắng hóa học, giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

su-that-ve-nhung-thanh-phan-chong-nang-hoa-hoc-pho-bien

Ngoài kem chống nắng vật lý với các thành phần phổ biến như Titanium Dioxide, Zinc Oxide...Moon thấy lượng sản phẩm chống nắng hóa học cũng đang chiếm 1 tỷ lệ rất cao, khả năng chống nắng và hiệu quả cũng được đánh giá cao vượt trội. Các sản phẩm này phổ biến với các thành phần như Octorylene, Octinoxate, Oxybenzone, Octisalate... Nhiều người cho rằng chống nắng hóc học không tốt cho da, liệu đây có phải là 1 quan điểm đánh giá đúng? Bạn cũng đang phân về việc lựa chọn 1 sản phẩm kem chống nắng hóa học cho mình? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các thành phần có trong sản phẩm này để xem liệu 1 sản phẩm chống nắng hóa học có thực sự dành cho bạn không nhé!

Octocrylene (khuyến cáo của FDA tối đa sử dụng 3%)

Octocrlene có khả năng hấp thụ tốt tia UVB và tia UVA với bước sóng ngắn. Thành phần này còn có nhiều tên gọi khác chẳng hạn như 2-ethylhexyl-2-cyano-3, 3-diphenylacrylate.

su-that-ve-nhung-thanh-phan-chong-nang-hoa-hoc-pho-bien

Quy định mới của FDA về thành phần chống nắng

Một số bằng chứng cho thấy Octocrylene có thể làm sản sinh độc tính nếu liều lượng sử dụng cao hơn lượng cho phép dùng trong mỹ phẩn (3%). 

Octocrylene cũng có thể xâm nhập vào da và hoạt động như 1 chất bắt sáng, dẫn đến việc hình thành các gốc tự do. Các gốc tự do này có thể gây ra các tổn thương DNA gián tiếp và cũng góp phần làm tăng tỷ lệ mắc chứng u hắc tố ác tính ở người sử dụng kem chống nắng hóa học so với người kh6ong dùng. 

Oxybenzone (khuyến cáo của FDA tối đa sử dụng: 6%)

Oxybenzone là 1 dẫn xuất của Benzophenone, thường được dùng kết hợp với các thành phần chống nắng khác, một phần vì nó giúp ổn định các thành phần này, một phần vì thành phần này khá yếu nếu chỉ sử dụng một mình.

su-that-ve-nhung-thanh-phan-chong-nang-hoa-hoc-pho-bien

Oxybenzone cũng có thể làm tăng sự hình thành gốc tự do gây hại và tấn công các tế bào DNA, vì lí do này, Oxybenzone được cho là có thể làm tăng các trường hợp u ác tính ở người sử dụng kem chống nắng hóa học. 1 số nghiên cứu đã cho thấy rằng thành phần tác động tương tự với hormone estrogen, từ đó có thể gây ra ung thư vú. Oxybenzone cũng có mối liên quan đến bệnh chàm.

Nhiều năm qua những nguy hiểm về giả định rằng Oxybenzone không được hấp thu qua da đã được bỏ qua. Một hóm các nhà nghiên cứu tại Úc chứng mình rằng không nên sử dụng kem chống nắng có chứa Oxybenzone với diện tích bề mặt lớn trong thời gian dài và lặp đi lặp lại.

Xét nghiệm trong nước tiểu người dùng năm 2008 của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc cho thấy có mặt các hợp chất hóa học trong 96.8% mẫu nước tiểu của người được khảo sát. Do đó, người ta cũng khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ có con nhỏ nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa Oxybenzone cho các bé.

Octisalate, Salicylate Octyl hay 2-ethylhexyl Salicylate (FDA khuyến cáo tối đa sử dụng: 5%)

Octisalate hoặc Octyl Salicylate được sử dụng nhằm tăng cường bảo vệ da khỏi tia UVB. Salicylate hấp thụ UVB yếu do đó thường được sử dụng kết hợp với bộ lọc UV khác vì không thể một mình tự chống lại UV. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thành phần này cũng dễ bị suy thoái.

Về độ an toàn, Octisalate có vẻ khá tốt mặc dù cũng có mối liên hệ với bệnh chàm da tiếp xúc.

Octinoxate hoặc Octyl Methoxycinnamate (FDA khuyến cáo tối đa sử dụng: 7.5%)

Octixonate được sử dụng phổ biến nhằm ngăn chặn tia UVB trong các sản phẩm chăm sóc da. Dù không có khả năng lọc tia UVA, các nghiên cứu gần đây vẫn chứng minh được rằng Octinoxate có thể giúp bảo vệ da chống lại hiện tượng da cháy nắng cũng như thay đổi DNA do ánh nắng và UV gây ra.

su-that-ve-nhung-thanh-phan-chong-nang-hoa-hoc-pho-bien

Khả năng chống nắng của các thành phần

Tuy nhiên thành phần này không ổn định cho lắm. Khi Octinoxate tiếp xúc với ánh nắng mặt trồi sẽ nhanh chóng chuyển đổi thành một dạng ít hấp thụ tia UV khác (từ E-octyl-p-methoxycinnamate thành Z-octyl-p-methoxycinnamte). Do đó những người thường làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, nên kết hợp sử dụng Octinoxate với các thành phần chống nắng khác. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng, Octinoxate khi kết hợp với Avobenzone có thể làm thoái hóa nhanh hơn.

Về độ an toàn, theo EWG (Environment Working Group) Octinoxate có độ nguy hiểm ở mức vừa phải, chủ yếu bởi vì thành phần này có thể làm sản sinh và phát triển độc tính thông qua việc tăng cường sự hấp thụ của da. Thành phần này cũng dễ dàng tăng cường thâm nhập và hấp thụ vào da dễ dàng. Nó có thể tạo ra hiệu ứng giống như estrogen, do đó nên tránh sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Na Uy trong năm 200 lại tuyên bố khi thử nghiệm trên chuột, độ độc tính ở mức thấp hơn rất nhiều. Các nghiên cứu về sự hấp thụ qua da cũng chỉ ra rằng chỉ tầm 1-2% chất này có thể hấp thụ qua da. Hầu hết methoxycinnamate Octyl có vẻ sẽ bị kẹt lại ở lớp sừng trên da người lớn. Tuy nhiên nếu là trẻ em, nên hạn chế sử dụng thành phần này vì lớp sừng trẻ em ít có khả năng tự bảo vệ hơn.

Nhìn chung mặc dù Octinoxate cũng không ổn định trong ánh nắng mặt trời nhưng có thể sẽ không mang lại các rủi ro đáng kể cho da.

Với những thông tin này, Moon hy vọng sẽ giúp bạn có thể chọn được sản phẩm chống nắng hóa học phù hợp cho mình, nắm được tần suất sử dụng, nồng độ thành phần sao cho thích hợp nhất để da không chỉ sáng đẹp mà còn khỏe hơn mỗi ngày nhé!

su-that-ve-nhung-thanh-phan-chong-nang-hoa-hoc-pho-bien

- www.moontruong.com -