Sự kết hợp của tinh dầu hoa anh thảo và kẽm khi sử dụng dưới dạng viên uống có thể giúp điều trị mụn nội tiết hiệu quả hơn? Liệu đây có phải là sự thật không hay cũng chỉ là 1 truyền thuyết trong giới làm đẹp.

tinh-dau-hoa-anh-thao-va-kem-co-giup-tri-mun-noi-tiet

Sự kết hợp của Zinc (kẽm) và Evening Primrose (tinh dầu Hoa Anh thảo) có gíup cải thiện mụn nội tiết hiệu quả?

Nếu bạn nào thường theo dõi các group làm đẹp, hẳn đã nghe qua câu chuyện về sự kết hợp của tinh dầu hoa anh thảo và kẽm khi sử dụng dưới dạng viên uống có thể giúp điều trị mụn nội tiết hiệu quả hơn đúng không nào? Nhưng liệu đây có phải là sự thật không hay cũng chỉ là 1 truyền thuyết trong giới làm đẹp, liệu bạn có tốn kém để đầu tư vào một phương pháp không mang đến kết quả hay đây thật sự là một giải pháp lý tưởng? Dù là gì thì trước hết Moon cũng phải thừa nhận rằng việc bổ sung kẽm và tinh dầu hoa anh thảo chứa nhiều dưỡng chất cũng là 1 cách giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt kẽm ở đại đa số bạn trẻ hiện nay cũng như giúp bổ sung dưỡng chất tốt cho cả cơ thể lẫn làn da của mình ít nhiều nhé.

Còn bây giờ, hãy thử cùng Moon phân tích xem về sự kết hợp này có phải là lựa chọn lý tưởng hay không nào.

Sự kết hợp của Zinc (kẽm) và Evening Primrose (tinh dầu Hoa Anh thảo) có gíup cải thiện mụn nội tiết hiệu quả?

Theo các chuyên gia phân tích thì, dầu hoa anh thảo có chứa nồng độ cao axit béo không bão hòa đa omega-6. Những hợp chất này có đặc tính chống viêm mạnh, có thể giúp điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá.

Mặc dù bằng chứng giai thoại cho thấy việc bổ sung tinh dầu hoa anh thảo có thể cải thiện các triệu chứng mụn trứng cá, nhưng không có đủ bằng chứng lâm sàng để hỗ trợ những tuyên bố này.

Để cải thiện mụn trứng cá, bạn có thể thử nhiều phương pháp điều trị mụn không kê đơn và theo toa. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị mụn bằng thuốc đôi khi có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như da khô, kích ứng...

tinh-dau-hoa-anh-thao-va-kem-co-giup-tri-mun-noi-tiet

Một số người nhận thấy rằng tinh dầu hoa anh thảo và các sản phẩm tự nhiên khác có khả năng làm giảm các triệu chứng mụn trứng cá mà không có tác dụng phụ như khi áp dụng các phương pháp điều trị mụn trứng cá thông thường. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ việc sử dụng tinh dầu hoa anh thảo để điều trị mụn trứng cá.

Nhưng mặt khác, các sản phẩm bổ sung tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm mụn trứng cá bằng cách cân bằng tỷ lệ axit béo thiết yếu omega-6 và omega-3 của cơ thể.

Axit béo thiết yếu là chất béo mà cơ thể con người không thể tự sản xuất được. Do đó, mọi người chỉ có thể lấy chúng từ các nguồn thực phẩm như dầu thực vật, thịt nội tạng và cá. Tinh dầu hoa anh thảo tự nhiên chứa một lượng lớn axit béo omega-6. Trung bình, tinh dầu hoa anh thảo bao gồm khoảng 70–74% axit linoleic và 8–10% axit gamma-linolenic (GLA).

Axit linoleic là một axit béo omega-6 giúp tăng cường sức khỏe làn da bằng cách:

- Củng cố hàng rào bảo vệ da
- Giữ ổn định lượng nước trong lớp biểu bì
- Ngăn ngừa nhiễm trùng da
- Điều chỉnh sản xuất bã nhờn

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), sự thiếu hụt các axit béo thiết yếu có thể dẫn đến da khô, thô ráp hoặc có vảy.

So với làn da khỏe mạnh, da bị mụn có xu hướng sản xuất bã nhờn với lượng squalene bị oxy hóa cao hơn (một hợp chất góp phần đáng kể vào tình trạng mụn viêm và mức độ axit linoleic thấp hơn).

Cơ thể phân hủy axit linoleic thành axit gamma-linolenic, một axit béo khác có đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn.

Tuy nhiên, các enzym cần thiết cho quá trình tổng hợp axit gamma-linolenic không có trong tế bào da. Gan là cơ quản sản xuất phần lớn axit gamma-linolenic đi đến da qua đường máu.

Theo một bài báo nghiên cứu vào năm 2018 từng xuất bản thì tinh dầu hoa anh thảo không chỉ chứa axit linoleic mà còn chứa axit gamma-linolenic và delta-6-desaturase. Do đó, việc bổ sung tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp chống lại những tác động bất lợi của việc thiếu hụt axit béo thiết yếu, từ đó hỗ trợ cải thiện da mụn.

Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo như thế nào là hiệu quả?

tinh-dau-hoa-anh-thao-va-kem-co-giup-tri-mun-noi-tiet

Tinh dầu hoa anh thảo thường có sẵn dưới dạng viên uống chức năng hoặc dung dịch bôi ngoài da. 

Mọi người cũng có thể sử dụng tinh dầu hoa anh thảo thoa ngoài như một phương pháp điều trị tại chỗ hoặc huyết thanh, cách này thì Moon thật sự chưa nghe qua. Tinh dầu hoa anh thảo thoa ngoài có thể dẫn đến kích ứng da ở những người có làn da nhạy cảm, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện test thử kem thoa ngoài có chứa tinh dầu hoa anh thảo trước khi sử dụng nhé. Mọi người có thể thoa một lượng nhỏ tinh dầu hoa anh thảo lên vùng da trên cánh tay hoặc sau tai để xem liệu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra hay không trước khi sử dụng trên vùng da lớn hơn.

Những người có thể chịu đựng được tinh dầu hoa anh thảo thoa ngoài có thể bôi lên từng nốt mụn hoặc trộn với kem dưỡng ẩm và bôi vùng da bị mụn với diện tích rộng.

Tinh dầu hoa anh thảo và khả năng giảm viêm

Mặc dù không có nhiều bằng chứng lâm sàng ủng hộ việc sử dụng tinh dầu hoa anh thảo để điều trị các dạng mụn cụ thể, nhưng các nguồn tin thứ cấp và giai thoại từ những người đã sử dụng qua đều  khẳng định rằng nó có thể giúp làm dịu mụn viêm. Moon trước đến giờ cũng chưa sử dụng qua tinh dầu hoa anh thảo để trị mụn vì mụn của Moon không nhiều và cũng chỉ xuất hiện một vài nốt vào những giai đoạn rối loạn nội tiết nhất định, và nếu bạn bè hay người quen có bị mụn liên quan đến nội tiết, Moon sẽ thường có xu hướng giới thiệu mọi người trải nghiệm những mẫu viên uống trị mụn như của Murad, Sakura... là nhiều hơn. 

tinh-dau-hoa-anh-thao-va-kem-co-giup-tri-mun-noi-tiet

Tuy nhiên, lại nói về tinh dầu hoa anh thảo, các chuyên gia cho rằng, axit gamma-linolenic trong tinh dầu hoa anh thảo có đặc tính chống viêm, nhưng tinh dầu hoa anh thảo chứa nồng độ axit linoleic cao hơn, lại là nguyên nhân có thể thúc đẩy quá trình viêm diễn ra, khá là xung đột ha.

Không rõ liệu tinh dầu hoa anh thảo có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với mụn trứng cá do nội tiết tố hay không, tuy nhiên, thành phần này có thể giúp cải thiện chức năng hàng rào của da và ngăn ngừa mất nước nhé.

Trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc bổ sung tinh dầu hoa anh thảo đường uống đối với tình trạng mất nước trên da ở những người dùng thuốc trị mụn có tên isotretinoin (Accutane). Một nửa số người tham gia nghiên cứu đã uống sáu viên 450 mg ba lần một ngày trong 8 tuần. Và kết quả là những người dùng tinh dầu hoa anh thảo ít bị mất nước hơn so với những người trong nhóm đối chứng.

Liều tiêu chuẩn của tinh dầu hoa anh thảo đường uống cho người lớn từ 1–8 gam mỗi ngày. Các nhãn hiệu khác nhau có thể có thông tin về liều lượng hơi khác nhau, vì vậy mọi người nên luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nha.

Nói chung, tinh dầu hoa anh thảo an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn hạn, nhưng tính an toàn lâu dài của nó vẫn chưa rõ ràng. Hầu hết các nghiên cứu kiểm tra tác động của tinh dầu hoa anh thảo và các chất chuyển hóa của thành phần này trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng mà thôi. Mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có dự định sử dụng viên uống bổ sung tinh dầu hoa anh thảo trong một thời gian dài.

Và tóm lại thì tinh dầu hoa anh thảo là một chất bổ sung tự nhiên tương đối an toàn có thể giúp giảm các triệu chứng mụn viêm.

Còn nói về kẽm, chắc chắn ít bạn nghĩ đến việc bổ sung kẽm cũng là một thành phần rất quan trọng đúng không nào. Nhưng thực chất việc thiếu hụt kẽm là nguyên nhân gây ra không ít vấn đề cho da lẫn sức khoẻ nhé.

Một đánh giá năm 2014 lưu ý rằng nhờ đặc tính chống viêm của kẽm nên thành phần này rất thích hợp để điều trị các tình trạng viêm da, và loại mụn gây ra mụn mủ, nốt sần, mụn bọc là những loại mụn có tính chất viêm nhiễm.

tinh-dau-hoa-anh-thao-va-kem-co-giup-tri-mun-noi-tiet

Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng kẽm có thể giúp điều trị mụn trứng cá bằng cách ngăn chặn việc sản xuất bã nhờn và chống lại vi khuẩn gây mụn. Những tác dụng này cũng cho phép kẽm hỗ trợ điều trị mụn trứng cá không viêm.

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc có chứa kẽm để điều trị mụn trứng cá dưới dạng viên uống hoặc kem thoa. Kem thoa thì Moon cũng chưa nghe qua nhưng dạng viên uống bổ sung kẽm thì đã nghe qua rất nhiều. 

Một số loại thuốc bôi chứa kẽm phổ biến bao gồm:

- Kẽm sunfat
- Kẽm axetat
- Kẽm octoate

Mụn trứng cá đôi khi có thể ảnh hưởng đến các vùng da rộng lớn hoặc các bộ phận khó tiếp cận, vì vậy trong những trường hợp này, các phương pháp điều trị thoa ngoài có thể không thực tế. Viên uống lúc này là giải pháp dễ sử dụng hơn nhiều, thường có dạng viên nén hoặc viên nang.

Một số loại viên uống phổ biến bổ sung kẽm bao gồm:

- Kẽm sunfat
- Kẽm gluconat
- Muối kẽm

Và có một số bằng chứng cho thấy viên uống bổ sung kẽm có thể có hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá.

Ví dụ, một nghiên cứu đã báo cáo rằng gluconate kẽm đường uống có thể làm giảm các triệu chứng của mụn trứng cá. Các tác giả cũng lưu ý rằng so với một số loại thuốc trị mụn không chứa kẽm, thuốc uống có chứa kẽm có thể là một lựa chọn điều trị an toàn hơn cho phụ nữ mang thai.

Một nghiên cứu khác lưu ý rằng kẽm sulfat uống đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá nặng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bổ sung viên uống chứa kẽm không cải thiện tác dụng của thuốc kháng sinh thoa ngoài.

tinh-dau-hoa-anh-thao-va-kem-co-giup-tri-mun-noi-tiet

Kết quả chỉ ra rằng những người bị mụn trứng cá có lượng kẽm trong máu thấp hơn đáng kể so với những người không bị mụn trứng cá. Do đó, một người có thể điều trị mụn trứng cá bằng cách tăng lượng kẽm trong chế độ ăn uống. Và bạn phải ăn bao nhiêu các loại thực phẩm mới bổ sung đủ lượng kẽm thiếu hụt? Đó là lí do vì sao viên uống bổ sung kẽm vẫn là lựa chọn nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Và cũng như tinh dầu hoa anh thảo, kẽm cũng hiệu quả trong việc cải thiện mụn trên da, nhưng dùng với liều lượng như thế nào và trong bao lâu, mọi người đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mua dùng nhé.

tinh-dau-hoa-anh-thao-va-kem-co-giup-tri-mun-noi-tiet