Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, trị mụn, dưỡng ẩm cho da nhưng lại không phải hoàn toàn là 1 thành phần kháng khuẩn lý tưởng nhất. Vì sao?

vi-sao-dau-dua-khong-phai-la-1-thanh-phan-khang-khuan-tot

Hôm nay mon men tham khảo tài liệu thì Moon vô tình bắt gặp được bài viết này. Bài viết chia sẻ về vấn đề sử dụng dầu dừa để dưỡng da. Dầu dừa từ lâu đã trở thành 1 trong những sản phẩm tự nhiên rất được ưa chuộng, không chỉ được cho là có khả năng dưỡng ẩm mà còn có thể làm sáng da, trị mụn...Tuy nhiên có quan điểm cho rằng dầu dừa thực chất không có khả năng kháng khuẩn như chúng ta vẫn thường nghĩ và thực sự không hẳn là tốt cho da mặc dù có chứa đầy đủ những thành phần acid cực tốt như Lauric Acid, Capric Acid, Acprylic Acid...Vì sao, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

VÌ SAO NGƯỜI TA CHO RẰNG DẦU DỪA CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN?

Vì 3 nguyên nhân chính này mà nhiều người lầm tưởng rằng dầu dừa có khả năng khảng khuẩn rất tốt, từ đó lạm dụng sử dụng cho việc dưỡng da hằng ngày:

vi-sao-dau-dua-khong-phai-la-1-thanh-phan-khang-khuan-tot

- Đầu tiên phải kể đến Lauric Acid - 1 loại acid có trong thành phần dầu dừa - vốn được đánh giá cao nhờ hoạt tính kháng khuẩn, đặc biệt là khả năng chống vi khuẩn P.acnes - loại vi khuẩn chính là nguyên nhân gây ra mụn trên da cũng như kháng tốt các loại vi khuẩn gây mụn khác. Tuy nhiên những nghiên cứu này thường chỉ sử dụng Lauric Acid nguyên chất (Purified Lauric Acid), không phải loại Lauric Acid 50% hay các acid béo khác cũng như các thành phần hữu cơ nguyên chất có trong dầu dừa.

- Bên cạnh đó, khả năng kháng khuẩn của Lauric Acid được cho là tốt thực chất lại không hoàn toàn chống lại được tất cả mọi loại vi khuẩn khác nhau trên bề mặt da, thường chỉ phát huy hiệu quả cao với P.acnes.

- Dầu dừa lại có hoạt độ nước thấp (là lượng nước tự do tồn tại trong sản phẩm hoặc vật chất) khiến nhiều người cho rằng lượng nước thấp đồng nghĩa với việc vi khuẩn không có môi trường phát triển. Tuy nhiên đây cũng là 1 sai lầm vì hoạt độ nước thấp (Low water activity) không có nghĩa là hàm lượng nước thấp (Low water content). Vì vậy, việc dầu dừa có hoạt độ nước thấp hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khả năng kháng khuẩn hiệu quả hơn.

Lượng nước trong dầu dừa thường phụ thuốc vào nguồn chiết tách, chẳng hạn dầu dừa chiết từ cùi dừa ít khô hay dừa tươi thường có nhiều độ ẩm hơn so với dầu dừa chiết xuất từ cùi dừa khô. Tương tự như vậy, dầu dừa tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thường có ít độ ẩm hơn dầu dừa ít tiếp xúc với nhiệt.

VÌ SAO DẦU DỪA CÓ THỂ LÀM GIA TĂNG VI KHUẨN?

vi-sao-dau-dua-khong-phai-la-1-thanh-phan-khang-khuan-tot

Việc sử dụng tay dùng dầu dừa vô tình khiến phần dầu còn lại dễ nhiễm khuẩn và nấm

Câu trả lời khá đơn giản vì dầu dừa chứa nhiều thành phần rất thu hút vi khuẩn. Chúng ta đã biết dầu dừa có chứa nhiều Lauric Acid, Capric Acid, Caprylic Acid, bản thân những thành phần này vốn dĩ đều có thể tự thân kháng khuẩn nhưng lại không thể kháng lại tất cả vi khuẩn, đặc biệt là phần lớn vi khuẩn này đều rất dễ gặp trong môi trường thông thường. Bên cạnh đó, thường khi sử dụng, vi khuẩn và độ ẩm từ tay chúng ta sẽ theo và tiếp xúc với dầu dừa trong lọ, tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT DẦU DỪA CỦA BẠN ĐÃ BIẾN CHẤT?

Nếu quan sát thấy bề mặt hay dưới đáy lọ dầu dừa của bạn có những chấm đen nhỏ li ti, đó chính là bằng chứng rõ rệt cho việc dầu dừa đã nhiễm nấm và vi khuẩn. Thỉnh thoảng dầu dừa cũng sẽ chuyển sang những mùi khác nhau. Nếu gặp phải trường hợp này, hãy vứt ngay lập tức nhé.

Vì dầu không có khả năng chống lại tất cả mọi loại vi khuẩn, cũng không chứa chất bảo quản, việc thường xuyên dùng tay không, tay ẩm chạm vào càng chắc chắn rằng dầu dừa dần sẽ hình thành thêm nhiều vi khuẩn và nấm mốc bên trong.

CÓ THỂ SỬ DỤNG DẦU DỪA TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

vi-sao-dau-dua-khong-phai-la-1-thanh-phan-khang-khuan-tot

Dầu dừa chủ yếu được sử dụng như 1 chất làm mềm da

Dầu dừa thực chất thường được dùng chủ yếu để làm chất làm mềm da (Emollient) vì tác động khá nhẹ nhàng và đủ thích hợp với làn da trẻ em, trẻ sơ sinh cũng như da nhạy cảm. Thực tế thống kê cũng cho thấy khoảng 44% sản phẩm dưỡng da cho trẻ em hiện nay đều có chứa dầu dừa.

1 nghiên cứu khác cũng cho thấy, dầu dừa có thể sử dụng để chống lại vi khuẩn P.acnes cũng như dùng để điều trị mụn trứng cá (Dermatitis - chứng viêm da). Dầu dừa cũng có thể giúp chữa lành vết thương do bỏng gây ra, mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích rõ lí do vì sao dầu dừa lại có được đặc tính này, và chỉ mới đưa ra giả thuyết rằng do nhờ dầu dừa có khả năng chống viêm và khử trùng tốt. 

Mặc dù bạn có thể xem dầu dừa như sản phẩm tự nhiên có khả năng hydrat hóa, chống oxy hóa và khả năng chữa lành tổn thương, nhưng hãy quên đi chuyện sử dụng dầu dừa như 1 sản phẩm chống nắng nhé. Thực tế thì dầu dừa vẫn có thể giúp bảo vệ da khỏi tầm 20% lượng tia UV, nhưng lại bỏ sót đến 80% phần còn lại, trong khi 1 sản phẩm chống nắng thực thụ với SPF50 lại chỉ bỏ sót khoảng 2% mà thôi. Hãy lựa chọn giải pháp tốt nhất cho làn da của bạn thay vì chỉ chăm chú hướng đến chọn lựa giải pháp tự nhiên đơn giản, giá thành thấp.

vi-sao-dau-dua-khong-phai-la-1-thanh-phan-khang-khuan-tot

- www.moontruong.com -