Dù ở độ tuổi trưởng thành, nếu không chăm sóc da hợp lý, bạn vẫn có thể phải đối mặt với mụn thường xuyên. Áp dụng những nguyên tắc sau để da sáng khỏe tự nhiên hơn!

mun-o-nguoi-truong-thanh-vi-dau-xuat-hien

Không chỉ là nỗi lo với lứa tuổi teens, mụn còn là rắc rối đeo bám chúng ta ngay cả khi đã trưởng thành rất lâu. Những giải pháp trị mụn đơn thuần những năm giai đoạn dậy thì có thể 1 ngày lại trở nên vô ích khi áp dụng điều trị mụn ở người lớn hoặc có thể còn khiến mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn bạn nghĩ. Vậy nguyên nhân nào khiến mụn hình thành và làm thế nào để loại bỏ mụn ở da người trưởng thành hiệu quả nhất có thể?

Những nguyên nhân khiến mụn hình thành

Việc người lớn có mụn trên da vốn không phải là trường hợp đặc biệt. Nhiều trường hợp có thể xuất hiện cả mụn trong những năm 30, 40 hay thậm chí khi đã 50 tuổi. Có người không phải lần đầu bị mụn nhưng 1 số trường hợp lại là lần đầu bị mụn tính từ thời điểm dậy thì đến nay. Các chuyên gia da liễu gọi đây là "mụn khởi phát", thường gặp ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh.

mun-o-nguoi-truong-thanh-vi-dau-xuat-hien

So với nam giới, nữ giới rất dễ bị mụn trong độ tuổi trưởng thành

So với nam giới thì độ tuổi trưởng thành dễ xuất hiện mụn trên da hơn. Tỷ lệ mụn ảnh hưởng đến nam giới chiếm khoảng 25% và 50% ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành. 1/3 người lớn bị ảnh hưởng bởi mụn trên vùng da mặt và mụn trên lưng cũng như những khu vực khác của cơ thể. 

1 con số thống kê chi tiết hơn đưa ra vào năm 2008 trong tạp chí của Viện da liễu Mỹ cho thấy, khoảng 1/2 số phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi 20 - 29 bị mụn trứng cá, độ tuổi 30 - 39 chiếm 35%, độ tuổi 40 - 49 chiếm 26% và trên 50 chiếm 15%.

Nếu bạn cũng rơi vào trường hợp mụn này khi đã lớn, hãy thử xem có phải do 1 trong những nguyên nhân sau đây không nhé!

Ảnh hưởng của hormone: mất cân bằng hormone dẫn đến mụn hình thành

Phụ nữ rất thường ảnh hưởng bởi mức hormone thay đổi trong cơ thể qua những giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như:

- Những thời điểm có kinh nguyệt

- Khi mang thai, mãn kinh và tiền mãn kinh

- Sau khi ngừng (hoặc bắt đầu) sử dụng thuốc tránh thai

Ngoài ra trường hợp phụ nữ mắc phải những bệnh liên quan đến nội tiết tố như đa nang buồng trứng...cũng có thể bị mụn thường xuyên. Mụn ở người trưởng thành nặng hay nhẹ còn tùy thuộc cơ địa từng người và tình trạng da hiện tại.

Thói quen chăm sóc da hằng ngày

Việc rửa mặt sạch là bước chăm sóc da cực kỳ quan trọng. Thông thường Moon sẽ thực hiện và đảm bảo các yêu cầu như sau:

- Không rửa mặt bằng sữa rửa mặt quá 2 lần/ngày

- Sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm, kết hợp với sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ

- Sử dụng tay, khăn mềm hoặc tốt nhất là 1 máy rửa mặt để làm sạch da trong 30 - 60 giây

mun-o-nguoi-truong-thanh-vi-dau-xuat-hien

Khi rửa mặt hãy vỗ nhẹ nhàng cho đến khi da khô thay vì dùng khăn lau, chà xát

- Vỗ nhẹ để làm khô nước còn đọng trên da, không lau mạnh hay chà xát

- Tẩy trang thật sạch vào cuối ngày

Stress

Các nhà nghiên cứu tìm thấy 1 mối quan hệ khá chặt chẽ giữa stress và việc bùng phát mụn trên da. Trong phản ứng lại với stress, cơ thể chúng ta dễ dàng sản xuất nhiều nội tiết tố androgen (1 loại hormone trong cơ thể) và chất Adrenalin (chất tiết ra từ tuyến thượng thận). Những hormone này có thể kích thích tuyến dầu hoạt động nhiều hơn, đặc biệt là các tuyến dầu ở vùng nang lông trên da, từ đó dẫn đến việc sản sinh mụn trứng cá nhanh chóng. Điều này giải thích vì sao những khi bạn cảm thấy căng thẳng trong công việc và cuộc sống, da bạn rất thường dễ xuất hiện vài nốt mụn nhỏ li ti, thậm chí là những nốt mụn viêm đỏ sưng đau.

Mụn cũng dễ phát sinh ở những người thức khuya thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, tinh thần xuống dốc.

Chế độ ăn uống và giảm cân

Mặc dù hơi hiếm hoi so với những nguyên nhân gây mụn khác, chế độ ăn uống hằng ngày cũng có thể là 1 trong những thủ phạm sản sinh mụn trên da. Các thực phẩm nhiều carbohydrate, thực phẩm làm từ sữa, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ càng dễ khiến mụn hình thành. 

Tiền sử gia đình

Các chuyên gia cũng cho rằng có 1 mối liên hệ mật thiết giữa những người trong gia đình với nhau, chẳng hạn nếu cha mẹ, anh chị em có mụn trứng cá nặng, có khả năng việc bạn bị mụn trứng cá là khá cao. Yếu tố này được xếp vào hàng di truyền. Và khi rơi vào trường hợp này, việc bị mụn khi trưởng này càng có khả năng xảy ra.

Môi trường

Chẳng mấy khó hiểu nếu môi trường được xếp là 1 trong những nguyên nhân gây mụn ở độ tuổi trưởng thành. Khi môi trường ngày 1 ô nhiễm với nhiều khói bụi, chất thải...hay đơn giản chỉ là việc ngồi thường xuyên trong phòng máy lạnh khiến da khô, thiếu nước, di chuyển đột ngột từ nơi thời tiết oi bức ra nơi lạnh hay ngược lại, việc tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa như các loại bột giặt quần áo, nước xả vải, xịt phòng, nước tẩy rửa móng tay chân....cũng là những nguyên nhân có thể làm suy yếu hàng rào chức năng bảo vệ da, khiến da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tác động bởi vi khuẩn gây mụn.

Tóc và sản phẩm chăm sóc tóc

Nếu bạn bị mụn khi đã quá tuổi dậy thì, hãy thử check lại các nhãn thành phần sản phẩm chăm sóc da và tóc mà bạn đang sử dụng. Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng các sản phẩm:

- Non-comedogenic (không gây mụn)

- Non-acnegenic

- Oil-free (không chứa dầu)

- Non-clog pores (Không làm tắc nghẽn lỗ chân lông)

mun-o-nguoi-truong-thanh-vi-dau-xuat-hien

Nên tẩy trang sạch vào cuối ngày và chọn mỹ phẩm không gây bít lỗ chân lông

Hãy chắc chắn rằng các sản phẩm kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt, kem chống nắng và tất cả các sản phẩm dưỡng da khác có 1 trong những thông báo trên, những sản phẩm khi dùng sẽ ít có khả năng gây ra mụn trứng cá.

Một số thành phần bạn có thể liệt kê vào danh sách đen và check kỹ nếu khi sử dụng mỹ phẩm khiến da sinh mụn đó là: dầu khoáng (Mineral Oil), fragrance (hương liệu), Lanoline, Alcohol, Hydroquinone (tăng độ nhạy cảm của da, gây sạm da, bắt nắng và hình thành mụn nếu dùng không đúng cách), Corticoid (lạm dụng quá mức có thể làm mỏng, teo da, suy yếu da, lão hóa da, giãn mao mạch, giảm sức đề kháng của da, gây rối loạn tuyến nhờn và tăng sinh mụn), thành phần tạo màu nhân tạo (gây dị ứng da, gây độc da)...

Tác dụng phụ của thuốc

1 số loại thuốc khi sử dụng có tác dụng phụ gây ra mụn trứng cá trên da. Nếu bạn nghi ngờ rằng 1 loại thuốc nào đang đang gây ra tình trạng này hoặc làm cho mụn trở nên tồi tệ hơn, hãy tiếp tục uống thuốc nhưng kèm theo đó là tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ đã kê toa. 

Một số loại thuốc bao gồm lithium, thuốc chống động kinh, corticosteroid...đều có thể gây ra mụn trứng cá.

Nếu mụn sinh ra do tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể yêu cầu thay thế bằng 1 loại thuốc khác. Nếu bạn không thể dừng thuốc cũ, hãy gặp bác sĩ để có giải pháp hỗ trợ kiểm soát mụn trứng cá tốt hơn.

Đôi khi 1 vài bệnh không được chẩn đoán cũng có thể là nguyên nhân phát sinh mụn trên da.

Nếu không có giải pháp nào giúp loại bỏ mụn hiệu quả, bạn tốt nhất vẫn nên gặp bác sĩ da liểu. Thường thì bác sĩ sẽ áp dụng 2 hay nhiều phương pháp kết hợp khác nhau, nhờ đó mụn sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn.

mun-o-nguoi-truong-thanh-vi-dau-xuat-hien

- www.moontruong.com -